26/06/201212:12 SA(Xem: 1596)
Lý Chiêu Hoàng (1225) Niên hiệu: Thiên Chương Hữu Đạo Tên thật của nàng là Phật Kim còn có tên là Chiêu Thánh nàng sinh vào tháng 9 năm Mậu Dần (1218). Chiêu thánh công chúa lên ngôi năm Giáp Thân (1224) tức là Lý Chiêu Hoàng. Vua còn nhỏ nên quyền binh ở cả Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ đưa Trần Cảnh là con thứ hai của Trần Thừa, lúc đó mới lên 8 tuổi cùng tuổi với Lý Chiêu Hoàng, Chiêu Hoàng thấy Trần Cảnh đem lòng mến yêu.
26/06/201212:12 SA(Xem: 1476)
Bà ngoại tôi tên Lê thị Chánh. Chị ruột của bà tên Lê thị Đàn. Ông ngoại tôi là Hồ Thông, làm quan Bộ Thị, thành Nội, Huế. Gia đình ngoại có vườn rộng ở An vân hạ (An hòa) Hương trà, Huế. Sau 75 nhà và vườn bị tịch thu làm trụ sở Y tế huyện, trong vườn trồng đầy cây thuốc. Đất vườn rộng nên họ xây thêm mấy lớp học, lấy chỗ đào tạo nhân viên y tế huyện. Ông ngoại mất khoảng đầu thập niên 1930, bà tôi mất hơn 30 năm sau đó. Các cậu dì và con cháu tản mát bốn phương.
26/06/201212:12 SA(Xem: 1727)
Con vua đây là con vua Hiển tông triều Hậu Lê. Nhà Hậu Lê đóng đô ở Hà nội ngày nay, thời bấy giờ gọi là Đông đô. Nàng là công chúa Đông đô. Hai đời chồng vua thì một đời chồng là vua nhà Nguyễn Tây Sơn, còn đời chồng kia là vua sáng lập nhà cựu Nguyễn. Cả hai triều vua Nguyễn Tây Sơn và cựu Nguyễn đều đóng đô ở thành phố Huế ngày nay, thời bấy giờ gọi là Phú Xuân. Nàng là Hoàng hậu Phú Xuân.
26/06/201212:12 SA(Xem: 1405)
Bà Hùynh thị Thái có bút danh là Hùynh thị Bảo Hòa hay Hùynh Bảo Hòa sinh năm 1896. Quê Đa Phước xã Hòa Minh, huyện Hòa vang tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Thân sinh bà là cụ Hùynh Phúc Lợi, thần mẫu là bà Bùi thị Trang. Cụ Lợi nguyên võ quan triều Nguyễn, ngày trước có tham gia Hội Cần vương Quảng Nam. Lúc nhỏ bà học chữ Hán, sau theo học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.
26/06/201212:12 SA(Xem: 1502)
26/06/201212:12 SA(Xem: 1514)
Dương Vân Nga Dương Hậu Thái Hậu, vợ Đinh Tiên Hoàng, húy là Dương Vân Nga, không rõ năm sinh năm mất. Có sách chép là Dương Thị Lập. Khi vua Đinh mất (năm Kỷ Mão 979), con là Đinh Tuệ được tôn lên nối ngôi bà nghiễm nhiên là thái hậu, nhiếp chính. Bà vốn là mẹ sứ quân Ngô Nhật Khánh. Đinh Tiên Hoàng dẹp xong Nhật Khánh, lấy bà làm vợ, sau đó đưa người con gái riêng của bà (tức em Ngô Nhật Khánh) làm vợ Đinh Liễn.
26/06/201212:12 SA(Xem: 1348)
Bà Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (DQH) vừa nằm xuống ngày thứ bảy 25-2-2006 tại Sài Gòn, và cũng vừa được hỏa táng vào ngày thứ ba 28/2. Báo chí trong nước cho đến hôm nay, không hề loan tải tin tức trên. Đài BBC có phỏng vấn Ông Võ Nhơn Trí ở Pháp về tin nầy và phát đi ngày 28/2. Sự im lặng của Việt Nam khiến cho người viết thấy có nhu cầu trang trải và chia xẻ một số suy nghĩ về cái chết của BS DQH để từ đó rút ra thêm một kinh nghiệm sống về tính chất "chuyên chính vô sản" của những người cầm quyền tại Việt Nam hiện tại.
26/06/201212:12 SA(Xem: 1538)
Bà tên thật là Đặng Thị Nhu (còn có tên là Đặng Thị Nho tức Bà Ba Cẩn), vợ thứ ba của nhà cách mạng Hoàng Hoa Thám (Đề Thám). Bà là một nữ tướng rất can trường, cùng sát cách với chồng trong cuộc kháng chiến chống Pháp tại Yên Thế cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ngày 1-2-1909, bà và con gái là Hoàng Thị Thế bị Pháp bắt và đầy đi Guyanne thuộc Pháp ở Nam Mỹ. Tương truyền, trên đường lưu đầy bà Ba Đề Thám đã nhẩy xuống biển tự tận, noi gương bất khuất của Bà Trưng Bà Triệu.
26/06/201212:12 SA(Xem: 1313)
Ông Đỗ Đình Liên ở vùng phụ cận tỉnh Bắc Giang là một nhà nho bất đắc chí: đèn sách chuyên cần mà thi hoài không đỗ trường Hương, khóa sinh lại hoàn ông khóa, nên ức lòng "xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung" vì nghĩ mình có chút sức vóc mà gặp buổi giặc cướp như ong, cũng nên có miếng võ thi thố với đời. Ông góa vợ sớm, chỉ có mụn con gái, đặt là Miên, theo tên mình thành "Liên Miên" hòng dài nối cuộc đời Cô Miên lớn lên, ông kèm cho học thi thư, thấy con thông tuệ lại không ẻo lả nên cũng dạy thêm đôi chút võ nghệ.
26/06/201212:12 SA(Xem: 1371)
*Thân thế sự nghiệp : Bà xuất thân trong một gia đình hoàng tộc, tên thật là Công Nữ Đồng Canh, con Hoàng Hoá quận vương. Ngay từ tuổi thơ bà đã theo học chữ Hán, chữ Quốc ngữ nên có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều giới. Tuy sinh trưởng nơi một gia đình trưởng giả, nhưng bà vẫn ý thức được giá trị của lao động chân tay và cái học thực dụng. Từ khi tiếp xúc với chí sĩ Phan Bội Châu và các bậc chí sĩ khác (1926) bà công khai đứng ra tổ chức một trường học nữ công có tên là Nữ công học hiệu nhằm giáo dục nữ giới ý thức được giá trị của nghề nghiệp thủ công.