26/07/20127:47 CH(Xem: 8721)
Chuyện nàng Vọng phu có thể có thật, cũng có thể không có, nhưng hình tượng hóa đá của nàng thì như một bản di huấn của tổ tiên nhắc nhở con cháu muôn đời về nỗi tủi nhục vì đói nghèo. “Núi Vọng phu” ở Bình Định còn gọi là “Núi Bà”, vì tôn vinh người đàn bà tiết nghĩa, kiên trinh ấy mà có tên gọi như vậy.
06/07/20127:47 CH(Xem: 8638)
Đời nhà Tấn (265-419) ở đất Thần Châu có nàng Tô Huệ, tự Nhược Lan. Nàng có dung nhan kiều mỵ, tài đức song toàn, văn chương xuất chúng. Khi Tô được 20 tuổi, cha mẹ đính gả cho hàn sĩ Đậu Thao, người cùng quê. Vợ chồng ăn ở đầm ấm. Nàng Tô rất mực chìu chồng, đảm đương tất cả mọi việc gia đình để cho Đậu Thao có đủ thì giờ theo đuổi trau giồi bút nghiên . Người ở quanh vùng đều cho là hạnh phúc và hết sức ngợi khen nàng.
06/07/20127:47 CH(Xem: 7047)
Đời Hùng Vương thứ ba, vua có người con gái tên là Tiên Dong, mới mười tám tuổi, nhan sắc xinh đẹp, không muốn lấy chồng, chỉ thường hay đi chơi các sông núi xem phong cảnh. Vua chiều công chúa mặc ý cho đi chơi không cấm. Mỗi năm trong tuần tháng hai, tháng ba, bơi thuyền chơi ở mạn sông làng Chử Xá (tức là làng Chử Xá huyện Văn giang bây giờ).
06/07/20127:47 CH(Xem: 4030)
Ngày xưa ở xã Đại An gần cù lao Huân, tỉnh Khánh Hòa có hai vợ chồng một ông lão không có con cái gì cả. Ông bà ở trong một căn nhà dựng bên vách núi, làm nghề thrồng dưa để kiếm sống. Nhưng lạ thay cứ mỗi khi dưa chín thì lại bị hái trộm. Hình như kẻ trộm không cốt hái dưa để ăn hay để bán kiếm lời, vì chỉ trộm đâu chừng một quả, hái xong lại vứt ra đó không mang đi.
06/07/20127:47 CH(Xem: 4068)
Xưa khi vũ trụ mới bắt đầu khai tịch thì có hai anh em bà Nữ Oa ngụ khoảng núi Côn Lôn. Trong thiên hạ chưa có dân chúng, do đó hai người phải ăn với nhau như vợ chồng. Họ cũng tự lấy làm xấu hổ về việc đó nên bà Nữ Oa phải lấy cỏ tết làm cái quạt để che mặt mỗi khi đi đâu. (Ngày nay còn tục cô dâu về nhà chồng thường cũng cầm quạt che mặt)*
06/07/20127:47 CH(Xem: 3812)
Ngày xưa, có một ông quan thừa tướng sinh được người con gái tên là Mỵ Nương, nhan sắc tuyệt trần. Nàng ở cấm cung trong ngôi lầu cạnh bờ sông. Bấy giờ có một chàng trai con nhà thuyền chài tên là Trương Chi, ngày ngày đến thả lưới kiếm ăn trên khúc sông đó. Chàng ta thường buông lưới, vừa hát. Tiếng hát rất hay, khiến cho Mỵ Nương ở trong lầu xao xuyến say mệ
06/07/20127:47 CH(Xem: 3564)
Thời vua An Dương-Vương, dân chúng xây thành Cổ-Loa ngăn chặn giặc phương Bắc. Xây mãi không xong, nhà vua bèn lập đàn cầu tế. Trong lúc đó, một vị thần hiện ra dưới bóng con rùa vàng - tục ngữ gọi là thần Kim-Quy - và dạy nhà vua cách xây thành. Thành xây xong, thần Kim-Quy còn tặng nhà vua chiếc nỏ thần để bắn địch.
06/07/20127:47 CH(Xem: 3432)
Trong việc thờ cúng tại các làng quê ở miền Bắc và miền Trung nước ta, có một hiện tượng phổ biến là bên cạnh đình, chùa, bao giờ cũng có một nơi thờ Thánh Mẫu, gọi là Điện Mẫụ Điện Mẫu thường nằm ở mé cạnh chùa, nhà gạch xây thẳng ba gian, nhỏ hơn chùạ Đôi khi cũng xây chùa theo kiểu chữ đinh. Tại gian chính giữa, là nơi đặt tượng Mẫụ
06/07/20127:47 CH(Xem: 3055)
Ở điện thờ Mẫu, trường hợp đặt ba pho tượng nữ, đều giống nhau ở gương mặt, tư thế ngồi, và chỉ khác ở trang phục, thì ở bên phải là Mẫu Thượng ngàn, ở giữa là Mẫu Liễu, còn bên trái là Mẫu Thoảị Sau đây là truyền thuyết về Mẫu Thoảị Mẫu Thoải là Mẫu ở miền sông biển. Thoải tức là Thủy, do đọc trệch. Mẫu thường mang trang phục màu trắng.
06/07/20127:47 CH(Xem: 3113)
Tần Mục Công có một người con gái bé; lúc mới sinh, gặp có kẻ đem dâng viên ngọc phác, Mục Công sai thợ đẽo dũa đi, thành một viên ngọc sắc biếc đẹp lắm. Đến lúc con gái đầy tuổi, trong cung bày đồ toái bàn, người con gái nhặt ngay viên ngọc, rồi ngắm nghía mãi, bởi vậy Mục Công đặt tên cho con là Lộng Ngọc.