Bà Chúa Liễu

25/06/20127:47 CH(Xem: 1357)
Bà Chúa Liễu
Tiểu sử

VÂN CÁT THẦN NỮ (Bà Chúa Liễu)


Trích từ: CÁC NỮ THẦN VIỆT NAM

Tác Giả: ĐỔ THỊ HẢO - MAI THỊ NGỌC CHÚC


Ngày xưa, ở thôn An Hải, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản, tỉnh Sơn Hạ Nam ( huyện Vụ Bản , tỉng Hà Nam) có một cặp vợ chồng tên Lê Thái Công, ăn ở hiền đức, thường làm điều tốt lành. Ông bà có một người con trai. Đến đời vua Lê Anh Tông, người vợ có mang. Đã quá kỳ sanh nở mà vẫn không thấy chuyển dạ. Bà không ăn uống gì cả, chỉ muốn ngửi hương hoa thơm. Gia đình lo lắng, cầu trời khẩn Phật nhưng không có kết quả. Một đêm, ông chồng nằm mơ, thấy mình được đưa vào một cung điện nguy nga tráng lệ, lúc đó bách thần đang làm lễ chúc thọ Ngọc Hoàng. Một nàng nương tử áo hồng mang khay rượu ra, lở tay làm rơi bể chén ngọc. Ngọc Hoàng nổi giận, trách phạt, bắt đày xuống trần gian. Lê Thái Công hỏi chuyện mới biết đó là nàng tiên chúa Quỳnh Nương. Nàng Quỳnh Nương là con gái út của Ngọc Hoàng, tính tình bướng bỉnh. Ông định hỏi chuyện tiếp thì có người đi ra, mắng vị quan giữ cửa sao để người lạ vào. Vị quan giữ cửa vội đẩy ông ra. Giật mình thức giấc, thì được người nhà báo tin là vợ ông vừa sanh được một cô con gái. Nhớ lại giấc mộng, ông đặt tên cho con gái là nàng Giáng Tiên.

Càng lớn nàng Giáng tiên càng xinh đẹp, giỏi giang chuyện thêu thùa, nấu nướng. Về văn thơ, đàn nhạc, nàng Giáng Tiên cũng tài giỏi hơn người. Từ gần đến xa, nhiều người muốn dạm hỏi nhưng ông bà không chọn được ai.

Ông Lê Thái Công có một người bạn họ Trần ở làng Tiên Hương, cách làng Vân Cát không xa. Vợ chồng họ Trần đã lớn tuổi mà không có được mụn con nào. Một đêm kia, ông Trần thấy dưới gốc cây đào có một cái bọc vải, trong đó là một cậu bé nằm khóc. Ông bà Trần thương tình đem về làm con nuôi, đặt tên là Đào Lang. Đào Lang càng lớn càng thông minh tuấn tú. Hai ông Lê và Trần bàn bạc ước định thông gia. Ít lâu sau thì Giáng Tiên và Đào Lang kết nghĩa vợ chồng.

Hai vợ chồng ăn ở với nhau thuận lòng, Giáng Tiên xứng đáng là người vợ hiền dâu thảo. Trong ba năm, nàng sanh được một trai, một gái, cả hai đều mạnh khỏe, xinh đẹp. Bổng đến ngày mồng ba tháng ba, nàng Giáng tiên không bị bệnh tật gì, ngã lăn ra chết, chỉ mới hai mươi mốt tuổi. Mọi người khóc than tiếc thương.

Nàng Giáng Tiên về trời, nhưng lòng tần canh cánh. Nhựng ngày tiệc hội, nàng âm thầm gạt nước mắt, nhớ chồng, thương con. Ngọc Hoàng hiểu thấu sự tình, cho nàng đổi tên lại là Liễu Hạnh và cho trở lại cõi trần. Đúng ngày giổ hết tang mình, nàng trở về với gia đình. Mọi người ngạc nhiên mừng mừng tủi tủi. Nàng kể rõ sự tình rằng mình là người trời, hết hạn phải về trời, nay Ngọc Hoàng thương tình cha xuống lại trần gian , nhưng không thể sinh hoạt như người trần gian. Nàng khuyên chồng lập chí, yên tâm đeo đuổi công danh, nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng cha mẹ già. Nàng giúp chồng chuyện nhà cửa một thời gian, rồi nàng thoắt biến lên không trung. Từ đó, thỉnh thoảng nàng trở về, giúp gia đình, đến khi không còn vướng bịu gì nữa, nàng mới đi chu du khắp nơi trong nước.

Từ đó, tung tích nàng như mây nổi lưng trời, không nhất định ở đâu cả. Đi đâu cũng biến hóa khôn lường, trần gian kính phục, tôn nàng là Tiên Chúa. Có khi nàng biến thành cô gái đẹp thổi tiêu dưới ánh trăng. Có khi hóa làm bà già chống gậy trúc bên đường. Hoặc bán hàng lưng đèo, hoặc chơi chùa vãn cảnh. Người nào gặp nạn cầu khẩn thì được giúp đỡ ra ơn.

Một lần, Tiên chúa hóa làm một bán nước bên đường ở đèo Ngang. Một vị hoàng tử đi ngang, thấy nàng bán hàng nước xinh đẹp, ve vãn không được, toan dùng sức mạnh. Tiên chúa dùng phép làm cho hoàng tử sợ hải trở nên điên dại mất trí. Nhà vua thương con, cho quân đến phá hủy ngôi hàng, bị Tiên chúa đánh cho thảm bại. Vua cầu đến Ngọc Hoàng, bắt nàng về, toan trị tội. Nàng đem đạo lý ra cãi lại, đòi nhà vua không nên dung túng con cái và bề tôi làm điều xằng bậy. Vua chấp nhận và hứa sẽ sắc phong. Vua khuyên Tiên chúa không nên khắc nghiệt quá. Từ đó, Tiên chúa có phần rộng lượng hơn với những kẻ vô tình phạm tội lần đầu.

Một lần khác, có một ông vua đi ngang quán nước do Tiên chúa lập ra ở làng Tiên Hương . Nhà vua biết chuyện, tỏ ra lễ độ. Sáng mai thức dậy, thấy đôi hài cũ của mình được thay bằng đôi hài mới. Vua rất kính phục, làm lễ tạ và cho lập phủ phụng thờ, gọi là Phủ Giầy, Hội Phủ Giầy có từ đó.

Tiên chúa vẫn tiếp tục ngao du khắp nơi. Có lần, Tiên chúa lên Lạng Sơn, đón đường sứ bộ do Phùng Khắc Khoan cầm đầu, đề thơ hẹn gặp. Sau Tiên chúa hóa phép hiển linh ở Hồ tây. Phùng Khắc Khoan cùng với mấy bạn thơ cũng đã tìm tới nơi đề thơ xướng họa với tiên chúa. Họ đều khâm phục tài thơ của Tiên chúa huyền diệu thanh cao.

Tiên chúa rời Hồ tây, vân du vào làng Sóc, Nghệ An. Ở đây, Tiên chúa hiện thành một phụ nữ trần gian, kết hôn với một thư sinh không cần mối lái. Người này là hậu thân của Đào Lang thủa trước. Nàng giúp chồng ăn học, thi đổ cao, được bổ vào Hàn Lâm Viện. Hai người có với nhau được một con trai. Sống với nhau được mấy năm thì nàng phải trở về trời. Người chồng từ chức, ở vậy nuôi con, sống vui với cỏ cây sông núi.

Ở trên trời, Tiên chúa cũng không sao quên được cõi trần. Nàng lại xin Ngọc Hoàng giáng sinh lần nữa. Lần này, nàng đem theo hai thị nữ xuống, đến thẳng miền Phố Cát. Ở đây, người thường hiển linh, người lành được phúc, kẻ ác bị tai vạ. Nhân dân lập đền thờ phụng. Nhưng nhà vua lúc đó là Lê Huyền Tông, cho đó là yêu quái, sai quân Vũ Lâm cùng với thuật sĩ đến trừ. Đền chúa bị phá tan. Nhưng sau đó, cả vùng phát sinh bệnh dịch. Dân chúng cho là Tiên chúa trừng phạt, tâu lên vua, xin lập đền. Vua phải thuận theo, sắc phong cho làm Mã Hoàng Công Chúa. Tiên chúa cũng đã từng theo các đoàn quân chinh phạt âm phù cho tiễu trừ được giặc giã.

Đền thờ Tiên chúa được dựng ở các nơi như: Song, Phố Cát, Phủ Giầy. Các nơi ấy hàng năm thường mở hội. Dân gian gọi bà bằng cái tên nôn na: Bà Chúa Liễu, xem bà là vị chúa cai quản mười phương đất, ngang hàng với các nữ thần cai quản rừng xanh và nữ thần sông biển.

Ốc Hương sưu tầm

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn