Thuốc Trường Sinh

18/07/20089:31 CH(Xem: 3174)
Thuốc Trường Sinh

Cụ Lang năm nay đã hơn 50 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh lắm. Cụ bà cùng một tuổi với cụ nhưng trông già hơn nhiều, và suốt ngày chỉ thích quanh quẫn trong nhà ít khi đi đâu. Cụ ông cũng không phản đối vì cụ bà đã bổ khuyết bằng cách cho phép cụ đến nhà các cụ bạn già chơi vài chầu tổ tôm nho nhỏ những lúc cụ rảnh rang. Ngoài ra cụ không được phép có những hành vi “ bất chánh” khác. Dù chỉ khen cô nào đẹp cụ bà cũng đã lên tiếng “ cảnh cáo” trước: “ coi chừng kẻo tôi móc mắt ra”, vì thế nên cụ ông hết sức giữ gìn ý tứ trước mặt cụ bà. Còn sau lưng cụ thì có trời biết được!
Cụ có một bà Hai bí mật rất ít người biết được liên lạc giữa cụ và bà Hai, trước kia là cô Yến, một vũ nữ giải nghệ. Thỉnh thoảng cụ mới đến thăm Yến một lần, và không bao giờ cụ ở lại suốt đêm nên đã hơn 1 năm nay cụ vẫn không mất tín nhiệm đối với cụ bà.
Một hôm Yến bảo cụ:
- Cụ ạ, em có mấy người bạn chầu thánh. Ngài cho thuốc linh lắm cơ. Trị bách bệnh, bệnh gì cũng lành. Nếu không có bệnh hay là người già cả có tuổi như cụ uống thuốc thánh ban ấy cũng trẻ lại, khỏe mạnh như trai thanh niên vậy.
Cụ gạc đi:
- Làm gì có thứ thuốc phản lão hoàn đồng. Tôi bốc thuốc suốt mấy đời cha truyền con nối, bây giờ thằng Cả tôi cũng mở tiệm hốt thuốc, chẳng có thứ thuốc như vậy đâu.
Cô nũng nịu:
- Cụ không biết đấy thôi! Đây là thuốc thánh chứ có phải thuốc trần đâu! Ít người được thánh ban cho thuốc “ trường sanh “ nầy lắm. Em có người “ anh họ” làm cung văn chầu thánh đã lâu, anh em mách cho em biết. Thánh thiêng lắm cơ. Nhưng phải lễ to lắm mới xin được thuốc ấy!
Rồi cô dỗi:
- Hay cụ tiếc tiền! Hay cụ tiếc . . . tiền với em! Thôi thế để em hồi đi vậy, em đã đặt tiền dâng lễ để xin cho cụ rồi đấy! Em cũng không còn mặt mũi nào mà nhìn bà con nữa, thôi để em về quê. . .
Cụ Lang vốn” yếu bóng vía “ thấy cô dọa về quê cụ hốt hoảng lên. Ai lại đi tiếc tiền với người yêu. Mặc dầu thừa biết đấy chỉ là một cách xin tiền của cô, cụ cũng vội móc túi lấy bóp ra tìm kiếm. Tìm mãi cũng chỉ có mấy chục bạc lẻ và 1 tờ giấy 500 cất kỷ trong ngăn cuối. Tờ giấy 500 cụ cố tìm cách tiêu thụ mãi vẫn không trôi. Cụ dúi vào tay Yến dỗ dành:
- Thôi, thôi, tôi có làm gì trái ý em đâu mà em giận. Em cầm tạm 500 này trả lại cho người ta.
Cụ cười bí mật:
- Hôm nay tôi không đem tiền theo, để hôm khác tôi sẽ đưa thêm.
Cô Yến không giận cụ nữa, khi cụ về rồi cô bèn đi tìm bác cung văn, nhân tình cô, bắt hắn xin món “ thuốc thánh” hắn đã hứa với cô từ mấy hôm trước. Bác cung văn cười khà khà:
- Tiền đâu? Bộ cô tưởng “ Thánh “ cho không cô sao? Tôi hát chầu ngài mãi, thân lắm nên mới xin được.
Hắn ghé tai cô thì thầm:
- Nhưng cô phải giữ bí mật nhé, nhiều người biết tôi bị Ngài quở đấy.
Cô Yến nguýt đài một cái, móc túi lấy tờ giấy 500 đưa ra
- Anh thối lại cho em 400.
- Hừ 400 bạc thì nước non gì. Thuốc “ Thánh” bộ tưởng rẻ lắm sao? Thôi chỗ tôi với cô . . .
Hắn móc túi lấy 200 nhét vào tay Yến, giục nàng về để tối nay hắn sẽ cầu thánh ban thuốc trường sanh cho.
Yến ra về, hắn bèn đến hiệu thuốc ông Cả ghé vào tai ông thì thầm:
- cái thứ thuốc hôm nọ . . . hôm nọ . . . ấy mà . . . !
Oâng Cả xua tay:
- Hết rồi, hết rồi. Bây giờ thuốc khan lắm.
Hắn năn nỉ:
- Khách hàng thân lắm. Oâng cố để lại cho một ít. Chã nhẽ chổ tôi với ông lại làm khó nhau sao?
Oâng Cả làm ra vẻ khó khăn miễn cưỡng:
- Có một ít của người ta đặt chưa lấy. Nhưng giá gấp đôi chứ không phải giá cũ. Thuốc đặt cơ mà! Không lấy thì chịu thôi! Thuốc gia truyền đâu phải dễ!
Hắn ngần ngừ:
- Thế nghĩa là 200 phải không? Thôi được 200. Oâng thối lại 300 cho tôi.
Oâng Cả cầm tờ giấy 500 xem đi xem lại 1 lúc bảo:
- Tờ giấy 500 này giả. Tôi không dám tiêu. Trả lại ông.
Hắn tái cả mặt:
- Sao? Chết thật! Giả thật à? Sao Yến lại đưa cho tôi? Không lẽ Yến lừa tôi.
- Oâng đem trả lại cho cô ấy.
- Không được. Cô ta bảo của cụ Lang đưa cho cô để đi chợ . . . cô ấy là . . . à quên . . . tôi cũng không biết rõ . . .
Oâng Cả mĩm cười:
- Cô ấy tên là Yến à?
- Phải tên là Yến. Oâng làm ơn . . . làm phúc . . .
Oâng Cả cầm tờ giấy bạc xem đi xem lại mãi bỗng ông gật gù:
- Không biết có phải không . . . may ra . . .
Hắn năn nỉ:
- Oâng tiêu hộ tôi đi, tôi đội ơn ông lắm, thực cô ấy giết tôi!
Oâng Cả làm ra vẽ khó khăn:
- Để tôi thử xem. Đây ông cầm lấy gói thuốc, nếu tiêu được tôi giả lại ông 200, nếu tiêu không được ông phải trả tiền thuốc cho tôi.
Hắn mừng rỡ cầm gói thuốc ra về mồm rũa thầm Yến:
- Đồ ranh con suýt nữa giết ông. Không khéo mất toi cho con ranh ấy!
Bà Cả hỏi ông:
- Thuốc của người ta đặt sao ông lại bán đi?
Oâng Cả cười:
- Đặt? Ai dặt? Đồ thuốc bổ thận 20 đồng 1 hộp. Cái lão cung văn này tôi biết, chỉ chuyên môn “ bịp” tiền của gái, mình không “ đập “ nó sợ “ mất lòng” đồng bạc của nó đưa ra.
- Thế còn tờ giấy bạc?
- Bà đừng lo, tôi không lỗ đâu!
Bà Cả béo tai ông:
- Đổi được phải nộp hết cho tôi nghe không?
Oâng kêu lên:
- Aùi ái, “ Xin tuân lệnh! Xin tuân lệnh” thả tôi ra.
Cơm nước xong ông Cả đến nhà cụ Lang, cụ bà cho ông biết là cụ ông đi đánh tổ tôm chưa về. Oâng ngồi nói chuyện với mẹ mãi đến khuya, lúc cụ ông thất thểu về đến nhà, ông Cả dìu cụ vào phòng ngủ khẻ bảo:
- Thưa ba, con có một người bạn, hôm nay họ đến tiệm mua thuốc, họ đưa 500 đồng bạc giả nói là của ba đưa lầm, nhờ con đem về đổi lại.
Cụ Lang tỉnh ngay người ra:
- Suỵt, nói khẻ chứ. Mẹ mày nghe tiếng thì chết! Ai thế?
- Cô Yến
- Láo thật. Tao vừa mới gặp nó. Nó mua thuốc gì?
- Dạ mua thuốc bổ thận gia truyền của nhà ta.
Cụ nghiến răng cố nén giận:
- Con bé láo thật! Thế mà dám nói láo với tao là thuốc thánh, thuốc tiên!
Oâng Cả cất cao giọng:
- Thưa ba, thế còn tờ giấy bạc?
Cụ Lang cuống quít:
- Nói khẽ chứ, để tao đổi.
Đêm ấy cụ Lang ngủ không được. Nhưng dù sao cụ cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Còn than thở với ai được! Cụ cảm thấy mình ngu, nhưng trời đã định như thế rồi! Dù quỷ quyệt đến thế nào đi nữa cũng không chạy đâu cho thoát. Không cách này thì cách khác, tiền của đàn ông làm ra chỉ để cho đàn bà tiêu thôi mà!
Linh Bảo – 1958
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn