Sáng nay tuy thứ sáu nhưng được nghỉ ở nhà, sướng ơi là sướng. Từ khi bước qua cái lằn ranh "tri thiên mệnh", tôi quyết định chỉ làm việc bán thời gian. Chồng, con đều đi làm, căn nhà yên tĩnh đến nỗi mình phát ù cả tai!!! Nói cho vui chớ thiệt tình ngồi tà tà nhâm nhi ly cà phê phin, thay cho những ly cà phê instantané ở sở, thưởng thức chiếc bánh croissant mới nướng nóng hổi, dòn tan bỗng cảm thấy đời...đáng yêu quá chừng chừng!...
Nhưng tôi đã quên cái téléphone! Cái vật mà tôi cho là lợi hại nhứt trên đời. Lợi cũng nhiều mà hại thì...không đếm xuể! Đang lơ mơ thả hồn theo khói... cà phê thì bỗng giật bắn người vì tiếng chuông điện thoại. Tiếng bà chị thân mến bên kia đầu đầu dây:
- Thơ đó hả?
- Chính thị. Có chuyện gì mà kêu em sớm vậy? Tính đi "shop" hả. Tuần này em không có lương đâu nghen...
Nhưng chị Thủy cắt ngang:
- Shop gì mà shop. Thằng Phước, con trai lớn của chị còn ở Việt Nam, mới phone cho chị hồi nảy. Nó nói năm nay mực nước sông Cái cũng lên cao nhưng chưa đến nỗi lụt như năm ngoái! Vợ chồng con cái nó đều mạnh, nhưng có tin buồn là dì Liên vừa qua đời, cách đây một tuần. Vợ chồng nó có đi đưa đám...
Tôi cứ để mặc cho chị Thủy độc thoại. Tâm hồn tôi giờ đây đang trở về mấy mươi năm trước. Tại Sađéc, gia đình tôi ở sát cạnh hãng bánh phồng tôm Sa- Giang, dì Liên ở gần cầu Cái Sơn. Dì sống thui thủi một mình với một người lão bộc. Người dì xinh đẹp, hiền dịu và tài hoa của tôi nay đã ra người thiên cổ...
Dì vừa là con nuôi vừa là cháu kêu bà ngoại tôi bằng dì. Mẹ dì là em ruột bà ngoại. Năm dì lên ba tuổi, cha mẹ dì buôn bán bên Bến Tre, rủi bị dịch tả, cả hai đều qua đời, rất trẻ. Vậy là dì Liên mồ côi cả cha lẫn mẹ trong vòng có mấy ngày! Có câu không cha níu chân chú. Không mẹ bú vú dì. Bà ngoại tôi đem cháu về nuôi. Đã có bốn cô con gái rồi bây giờ thêm một cô nữa cho thành Ngũ Long Công Chúa càng tốt! Năm đó mẹ tôi đã lên mười ba. Bà cũng thương và săn sóc dì Liên như mấy cô em ruột. Càng lớn dì càng xinh đẹp và thông minh vô cùng. Ông ngoại tôi rất cấp tiến. Đối với con không hề phân biệt trai gái. Miễn học được là ông cho học. Hai ông bà rất thương dì Liên, vì ngoài tài học, dì biết kính trên nhường dưới, dịu dàng và khéo léo hết sức. Bà ngoại dạy làm món bánh mứt gì là dì làm được ngay. Chẳng những vậy mà đôi khi còn biết gia giảm cho ngon hơn, đẹp hơn. Ai có món gì hay, khéo là dì phải kiếm cách học cho bằng được. Trong họ nhà nào có đám giỗ, đám cưới dì đều chịu khó thức khuya dậy sớm, theo sát các bà cô, bà thiếm để học nghề. Trường ở Đốc Vàng thuở đó chỉ có tới lớp ba là hết, nên ông bà ngoại phải gởi mấy dì qua ở nội trú với các Sơ bên Cù lao Gieng học tiếp. Tại đây ngoài chuyện học chữ, các dì còn được mấy Sơ dạy thêu thùa, may vá. Như thường lệ, dì Liên vẫn là đứa học trò xuất sắc nhứt.
Năm dì Liên lên chín thì mẹ tôi đã lấy chồng về Cao Lãnh. Làm dâu đâu được hai năm, sanh đứa con đầu lòng là mẹ tôi phải theo ba lên Saìgòn. Ông nội có cho xây ba căn nhà liền nhau ở đường Lê Quang Định, sát Ngã Tư Bình Hòa. Bác Ba, bác Tư và ba tôi đều được mỗi người một căn. Bác Ba tôi mê xe còn hơn mê vợ, nên mượn nợ Chà mua hai chiếc xe vận tải. Ngờ đâu bị Việt Minh gán cho bác cái tội hợp tác với Tây, chận xe lại đốt cháy tiêu luôn! Bác trai sợ bị chủ nợ siết nhà, nên nói bác gái nhờ người bạn thân nhứt đứng tên giùm căn nhà của bác. Nhưng dò sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người. Một hôm trời mưa gió dầm dề, bác gái vừa mới sanh chị Cúc được hai tuần, thì bị bà bạn thân quý hóa cho người tới liệng đồ đạc ra đường, cướp căn nhà ngon ơ! Há miệng mắc quai, nên hai bác đành ôm hận chịu mất căn nhà. Bác Tư tôi cũng không khá gì hơn. Không mê xe nhưng lại mê cờ bạc. Cái đam mê này cũng nguy hiểm chết người chớ không chơi. Có bao nhiêu tiền bác đem nướng hết vô sòng bạc Đại Thế Giới. Hết tiền phải mượn nợ bọn đầu nậu. Tới khi tiền mượn và tiền lời lên cao như núi thì bác cũng phải kiếm người bán căn nhà. Người mua nhà bác Thái cùng quê với mẹ tôi. Bác Thái hành nghề đạc điền, tức chuyên đo đất đai. Hai bác mới ngoài ba mươi, cha mẹ mất sớm nhưng có để lại chút ít tiền của và một đứa em út mới lên mười sáu . Cho tới khi mua căn nhà của bác Tư, gia đình bác Thái vẫn ở Long Xuyên. Khi lên Sàigòn, chú Ú Hậu tiếp tục học trường Pétrus Ký. Chú rất hiền, biết bổn phận, nên học hành chăm chỉ, năm nào cũng lãnh thưởng. Bác Thái vì vậy mà quyết lòng nuôi em ăn học cho tới cùng.
Từ ngày có người cùng quê ở sát bên cạnh mẹ tôi vui lắm. Có món ngon vật lạ gì cũng mời nhau. Rảnh rổi hai bà ngồi tán dóc, nhắc chuyện dưới quê. Sài gòn hoa lệ tuy đẹp đẽ, văn minh thiệt, nhưng làm sao sánh được " dưới mình". Con cá con tôm đem lên tới đây cũng bớt mập, bớt béo. Chỉ ở miệt Tiền giang mình mới có cá linh. Tới mùa, cá từ trên Biển Hồ đổ xuống rào rào, mấy ghe đáy bắt không kịp thở. Rồi mấy chị bán cá tay chèo chiếc xuồng ba lá băng băng miệng rao lãnh lót:- Cá linh hôôôn? Mấy bà nội trợ đã xách rổ chờ sẵn hai bên bờ sông réo liền : - Cá linh, cá linh vô đâây. Người mua kẻ bán lẹ như chớp, vì cá linh tuy ngon, nhưng rất mau sình! Thuốc lá Cao-Lãnh nổi tiếng ngon nhờ vô phân cá linh... Còn cá bông lau ở đâu ngon bằng cá bông lau Sadéc? Nghĩ tới nồi canh chua thôi là cũng chảy nước miếng! Mắm ở đâu ngon nhứt? Châu Đốc. Nem ở đâu ngon? Nha mân...v.v...và...v.v... Nhắc tới đâu hai bà chắt lưỡi hít hà tới đó!
...Đến năm đệ tam niên thì ông ngoại tôi quyết định cho dì Nga và dì Liên lên Sàigòn ở với mẹ tôi để tiếp tục xin học trường áo tím. Ở nhà chỉ còn hai dì quyết định học tiếp nên ông bà cũng chìu. Hai bà dì tôi năm đó trổ mã coi rất mượt mà. Nhứt là dì Liên. Dì tóc dài da trắng, gương mặt thanh tú, dáng đi tướng đứng yểu điệu, thướt tha. Aên nói mềm mỏng, nhỏ nhẹ. Tóm lại ai gặp cũng có cảm tình. Dì Nga tuy đẹp nhưng hơi dữ. Đứa cháu nào không làm dì vừa lòng là dì phùng mang trợn mắt nạt đùa. Ỷ mình học cao dì cũng hơi phách lối chút đỉnh. Hai nhà thân như một, chú Hậu lại học trên mấy dì tới ba lớp, nên những khi "bí" bài, mấy dì thường cầu cứu chú Hậu. Chú thành thầy...kèm trẻ hồi nào hổng hay. Rồi cái màn lửa gần rơm lâu ngày cũng phải...phựt! Số là thằng Hiền con bác Thái, mới có tám cái xuân xanh, nhân một đêm trăng sao vằng vặc, tự nhiên nổi hứng ra sau vườn để đi...tè. Nhưng chưa kịp thực hiện ý nguyện thì bỗng thấy dưới gốc cây vú sữa ở cuối vườn có hai bóng đen. Thằng Hiền bở vía định bỏ giò lái thối lui vô nhà, thì bỗng nghe có tiếng thì thào. Không lẽ ma mà biết nói? Nó bèn định thần nhìn kỹ, té ra chú Hậu của nó đang nói chuyện với cô Liên! Nhưng từ bụi chuối hột tới cây vú sữa hơi xa nên nó không nghe hai người nói những gì. Nó tự hỏi sao người lớn kỳ cục quá sức. Trong nhà đèn đóm sáng trưng, cớ gì lại lôi nhau ra chỗ tối hù để nói chuyện? Đứng một hồi bị muỗi cắn, thằng Hiền đành trở vô nhà, định bụng sẽ hỏi chú Hậu. Vậy mà cũng tới cả nửa giờ sau chú Hậu mới vô nhà. Mặt mày chú lại rạng rỡ như trăng rằm, làm như có điều gì đắc ý lắm vậy đó! Thằng Hiền sán lại kéo tay chú :
- Chú Út à, hồi nảy Hiền thấy chú ngoài vườn với... Nó mới nói tới đây chú Hậu bỗng đổi sắc mặt, nắm tay nó lôi sềnh sệch vô phòng chú. Sau khi đóng cửa phòng cẩn thận, chú kề tai nó nói nhỏ:
- Đừng có nói lớn. Hồi nảy Hiền thấy chú với ai?
Thằng Hiền nói một hơi:
- Thì chú với cô Liên đó. Sao trong nhà hổng nói chuyện mà phải ra ngoài vườn. Bộ chú hổng sợ muỗi cắn hả?
Chú Hậu nắm hai bàn tay thằng Hiền, nhìn thẳng vào mắt nó rồi nói một cách nghiêm trọng:
- Hiền có thương chú với cô Liên không? Thằng nhỏ gật. Chú nói tiếp: Vậy Hiền đừng đem chuyện này ra kể với ai hết nghen. Nếu mọi người biết, chú với cô Liên sẽ bị rầy ghê lắm đó. Hiền hứa với chú đi.
Tuy không hiểu tại sao lại bị rầy, nhưng thằng Hiền cũng long trọng hứa sẽ giữ kín chuyện này. Chú Hậu thở ra như trút được gháng nặng và móc túi cho thằng Hiền năm mươi xu ăn bánh. Thằng Hiền được tiền ăn bánh là mê rồi, nên cũng không đem chuyện này kể với ai. Trước mặt mọi người, Hậu và Liên cố giữ vẻ mặt bình thường nên cũng chẳng ai nghi. Nếu đôi khi có một vài cử chỉ thân mật thì mọi người đều cho rằng tại tụi nó thân nhau như anh em ruột (!). Tới năm hai dì thi " đíp lôm" và chú Hậu lấy cái Tú tài toàn phần, thì bác Thái quyết định cho em qua Pháp học tiếp. Có đi du học sau này trở về mới nắm được những chức vị quan trọng. Hôm làm lễ ăn mừng cho cả ba ( chú Hậu, dì Nga và dì Liên), bác Thái long trọng loan báo cái quyết định này trước mặt mọi người. Tất nhiên ai cũng hoan hỉ trừ...nhân vật được chỉ định! (và dì Liên). Ngoài mặt tuy bình tĩnh nhưng trong lòng hai người đều chết điếng. Bởi ai đi du học cũng phải năm sáu năm mới về. Chuyện gì sẽ xảy ra trong khoảng thời gian đó? Nếu không muốn nhắc tới cái câu mà ai cũng biết: xa mặt cách lòng!
...Đêm đó, cây vú sữa cuối vườn một lần nữa lại được "nghe" những lời thì thầm của hai kẻ yêu nhau. Nhưng lần này có pha thêm những giọt lệ buồn của dì Liên!
Tội nghiệp chú Hậu, từ ngày cha mẹ qua đời, với sự đùm bọc thương yêu của người anh lớn, bác Thái có khác nào người cha thứ hai của chú. Làm sao chú dám cãi lời? Chú đành năn nỉ dì Liên ráng đợi cho tới ngày chú bái tổ vinh quy. Hai người sẽ chắc chắn loan phụng hòa minh, sắc cầm hảo hiệp. Dì Liên tuy tan nát cõi lòng, nhưng trước tình cảnh nan giải của người yêu cũng đành bó tay. Dì hứa là sẽ chờ cho đến ngày chú thành tài trở về. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng tình của dì đối với chú sẽ mãi mãi không thay đổi. Trước những lời thề quyết liệt của người yêu, chú Hậu cảm thấy vững lòng, nên vài tháng sau chú thơ thới hân hoan xuống tàu trực chỉ trời Tây tiếp tục việc đèn sách. Rồi nhờ cái viễn ảnh nghìn trùng xa cách này mà đêm đó hai cô cậu mới có can đảm trao nhau nụ hôn đầu đời. Tuy vụng về nhưng cảm động biết bao... Mãi nói chuyện không để ý tới thời gian, nên khi tơ lòng đã được gỡ rối, họ mới thấy trời đã khuya lơ khuya lắc. Dì Liên rón rén vô nhà, không quên dùng nước thiệt lạnh rửa mặt cho tỉnh táo trước khi vào phòng. Dì Nga còn nằm đọc tiểu thuyết, thấy em vô thì hỏi:
- Mày đi đâu mất tiêu mà tao kêu Liên ơi Liên hỡi om sòm cũng không thấy trả lời. Hồi nảy có gánh chè thưng đi ngang, tính rủ mày ăn...Nói tới đây bỗng để ý tới khuôn mặt đầy vẻ u sầu và đôi mắt đỏ chạch của cô em, dì Nga vội hỏi:
- Ủa mày khóc hả Liên? Có chuyện gì vậy?
Dì Liên nằm xuống giường, kéo tấm mền trùm kín đầu rồi nói:
- Không có gì đâu, ngủ đi...
Nhưng cái thái độ kỳ quặc của cô em đã kích thích lòng tò mò của bà chị. Dì Nga ngồi dậy, bước qua giựt tấm mền xuống rồi nói như ra lịnh:
- Tao biết mày có chuyện giấu. Nghĩ sao dì bỗng đổi giọng dỗ dành:- Có chuyện gì nói cho chị biết đi. Chuyện buồn giấu trong lòng sẽ sanh bịnh đó nhỏ à. Dầu gì chị cũng lớn hơn em ( một tuổi!). Kể cho chị nghe rồi mình kiếm cách giải quyết...
Biết không thể nào "thoát" khỏi tay cái bà chị tò mò tọc mạch này. Ừ mà biết đâu cái bầu tâm sự đang đè nặng trong lòng sẽ nhẹ bớt khi mình chia xẻ với người thứ hai? Nghĩ vậy dì Liên bèn ngồi dậy rồi kể cho chị nghe hết cuộc tình của dì với chú Hậu. Nghe xong, dì Nga vừa cười vừa xỉ ngón tay lên trán dì Liên nhiếc:
- Kể ra mày cũng kín thiệt. Cả năm nay mà chẳng ai biết gì hết trơn. Còn cái ông Hậu nữa. Thấy lù khù vác lu mà chạy! Dì Liên phản đối:
- Thôi đi, em đang buồn muốn chết mà chị còn ghẹo!
Dì Nga thấy em giận lật đật nín cười, nói:
-Thôi rầu rỉ mà chi. Mấy năm qua lẹ lắm. Ráng chờ, chừng anh Hậu thành tài trở về, mày lên chức bà lớn khỏe re.
Nhưng dì Liên lắc đầu:
- Em đâu có mong chức bà lớn. Em chỉ lo ảnh qua đó gặp mấy cô đầm rồi sanh chứng. Em nghe nói mấy con đầm dễ lắm...Miễn vừa mắt là họ "chịu" liền! Đàn ông dễ xiêu lòng, vui đâu chuốc đó!
Dì Nga ráng an ủi em một hồi rồi cũng hết ý, đành tuyên bố:
-Thôi, đời biết sao mà nói. Cái gì tới sẽ tới. Lo trước cũng vô ích!
Nói xong dì nhắm mắt ngủ khò, trong khi cô em còn trằn trọc mãi mới ngủ được. Tánh dì Nga vô tư, thích gì làm nấy. Sau này dù cuộc đời đầy dẫy sóng gió, nhưng lúc nào dì cũng yêu đời. Dì cho rằng nổi buồn tàn phá nhan sắc nhanh chóng nhứt! Tội gì buồn?
Giữ bí mật được vài hôm, cuối cùng chịu không thấu, dì Nga kể hết cho mẹ tôi nghe. Mẹ tôi kể lại cho bác Thái gái và dĩ nhiên là hai bà rất vui. Cho rằng hai đứa nó thiệt là một cặp Tiên Đồng Ngọc Nữ. Xứng đôi vừa lứa hết chỗ chê!. Cuộc tình đã ra ánh sáng, nên trong thời gian chờ đợi sang Pháp, chú Hậu và dì Liên không còn phải chịu cảnh "hiến máu miễn phí" cho bọn muỗi ngoài vườn nữa. Họ đường hoàng nói chuyện trước mặt mọi người. Dì Liên thêu cả hai tá khăn mu xoa cho chú Hậu đem theo xài. Cái nào trong góc cũng có một đóa hoa sen màu hồng, tên dì là Hồng Liên. Góc đối diện dì thêu hai chữ H và L quấn vào nhau. Có cái tín vật này hằng ngày bên mình, làm sao chú Hậu có thể quên được bà dì của tôi?
Sau khi chú xuống tàu được một tuần thì hai dì cũng lo sửa soạn hành lý về Đốc Vàng. Bà ngoại tôi thấy hai dì đã tới tuổi cặp kê, cứ lo học riết chắc sẽ thành gái già, nên cứ cằn nhằn mãi. Hai dì cũng cảm thấy học tới đó làøđủ, có thể trở thành cô giáo gõ đầu trẻ. Đây cũng là tâm nguyện của dì Liên. Đối với dì, nghề dạy học cao quý nhứt. Cùng nộp đơn ở Ty Học chánh Long Xuyên, hai người may mắn được nhận, tuy hai trường khác nhau. Bà ngoại tôi mướn một căn nhà gần chợ và có dẫn qua một người đàn bà góa chồng trạc ngoài hai mươi, để lo cơm nước, giặt giũ cho hai dì.
...Ngày nhận được bức thơ đầu tiên của chú Hậu, dì Liên mừng tới rơi nước mắt. Đọc đi đọc lại mấy chục lần vẫn không chán. Chú báo cho dì biết chú đã chọn ngành Luật. Để ra tòa binh vực cho người nghèo. Dân mình còn dốt luật lệ nên cứ bị người của "mẫu quốc" ăn hiếp, chú nói vậy. Chú thêm, bác Thái còn gánh nặng gia đình, tuy mỗi tháng có gởi tiền qua, nhưng chắc chú phải đi làm thêm mới đủ. Bên Pháp thời tiết rất lạnh, mùa thu và mùa đông đều cần quần áo ấm, nếu không sẽ dễ bị bịnh. Vả lại đời sống tại thủ đô Paris cũng rất mắc mỏ. Dì Liên lo lắng lắm. Nếu chú Hậu đi làm thêm sẽ ảnh hưởng tới chuyện học. Nếu thi rớt hoài biết chừng nào chú mới về? Càng ở lâu chuyện bất ngờ càng dễ xảy ra...Sau vài đêm suy nghĩ, dì quyết định mỗi tháng trích ra một phần tiền lương của dì gởi qua Pháp giúp chú Hậu ăn học. Lúc đầu chú phản đối, nhưng dì Liên hết sức giải thích và thòng thêm câu : Coi như em cho anh mượn nợ, sau này thành tài sẽ tính cả vốn lẫn lời. Chú nhận, với lời hứa sẽ trả lại gắp trăm ngàn lần mới xứng đáng với món nợ này!!!
Tháng tháng dì ra nhà dây thép mua măng-đa, kèm thêm bức thơ, lời lẽ nồng nàn để khích lệ tinh thần chú Hậu...Đầu mùa thu là dì đã đan sẵn áo len thiệt ấm gởi qua Paris. Biết bao nhiêu tình ý dì tôi đã gói trọn trong những món quà tầm thường đó! Những bức thơ chú gởi về cũng không kém phần thiết tha, nhung nhớ. Nhờ món tiền dì phụ giúp thêm, chú không còn lo lắng nữa, nên học hành rất khả quan. Dì Liên mong đợi từng ngày. Cái viễn ảnh sau này sẽ cùng chú Hậu nên duyên cầm sắc giúp dì sống trong tâm trạng luôn vui vẻ. Học trò và đồng nghiệp đều yêu mến dì. Tất cả ai cũng nghĩ, một người tài sắc vẹn toàn như dì Liên đương nhiên cuộc đời phải hạnh phúc. Dì Nga, từ sắc đẹp cho tới tài nghệ, tính tình đều thua kém dì Liên, vậy mà đi dạy được hai năm thôi là đã có người rước! Nhiều đám đi hỏi dì Liên lắm chớ, nhưng đương nhiên bị dì từ chối. Đến năm thứ tư thì bà ngoại tôi có ý sốt ruột. Bà nói cái duyên con gái chỉ có một thời. Đừng thả mồi bắt bóng rồi ân hận. Dì Liên chỉ cười ráng trấn an bà. Riết rồi bà tôi cũng không nhắc tới chuyện chồng con của dì nữa...
...Rồi cái ngày mọi người mong đợi cũng phải tới. Dì Liên sung sướng đến độ quên ăn quên ngủ. Dì như đang sống trên mây. Đôi khi còn cười một mình trước sự kinh ngạc của những người chung quanh. Chắc dì đang tưởng tượng đến cái ngày bước chân lên xe hoa về với chú Hậu...
Ngày về của chú đúng vào kỳ hè, nên dì Liên đã có mặt trên Sài gòn trước cả tuần. Dì đem cho các cháu không biết bao nhiêu là quà bánh. Mẹ tôi mừng lắm vì dù sao dì Liên đã chờ đợi quá lâu. Hôm tàu cập bến, dì Liên cùng gia đình tôi và gia đình bác Thái đã có mặt sẵn từ sớm. Sau năm năm vắng mặt, chú Hậu bây giờ đã là một thanh niên chững chạc, dì Liên cũng mất cái vẻ ngây thơ, khờ khạo thuở xưa. Hai bên nhìn nhau mừng mừng, tủi tủi, nói không nên lời...
Buổi tiệc mừng do chính tay dì Liên sửa soạn. Dì ra sức nấu những món ngon nhứt cho chú Hậu thưởng thức. Có cả champagne để uống mừng cho tương lai sáng lạng của chú Hậu. Chú đem về rất nhiều quà cáp, nhưng món quà cho dì Liên đặc biệt nhứt. Đó là một xấp gấm nền đỏ, điểm những chùm hoa dệt bằng chỉ vàng thiệt, mà một lần có dịp ghé qua Lyon, trung tâm tơ lụa của nước Pháp, chú đã mua. Xấp vải này dành cho cô dâu Hồng Liên mặc trong ngày cưới của hai người. Dì Liên ôm xấp vải mà nước mắt lưng tròng...Dì quyết định sẽ mang xấp vải nhờ nhà may danh tiếng nhứt Sàigòn may chiếc áo cưới cho dì. Chưa bao giờ dì cảm thấy hạnh phúc đến như vậy. Buổi tiệc kéo dài tới khuya mới giải tán.
Sau khi mọi người đều đi ngủ, bác Thái nói chú Hậu nán lại ít phút, bác có chuyện quan trọng muốn cho chú biết. Hỏi vớ vẩn vài câu về đời sống của chú bên Paris, bác đi thẳng vào đề. Bác sợ để lâu sẽ khó giải quyết... Số là qua nghề nghiệp, bác có quen với một vị Trạng Sư danh tiếng, có văn phòng rất lớn tại Sàigòn. Ông này hồi trước học Luật ngoài Hà Nội. Sau mấy mươi năm hành nghề bây giờ giàu sụ. Nhà ngang dãy dọc khắp Sàigòn. Nghe bác Thái nói có em trai học Luật sắp về nước, ông ta thích lắm. Nói sẵn sàng nhận chú Hậu vô làm tại văn phòng của ổng và sẽ hết sức nâng đỡ cho chú thành công. Nhưng với một điều kiện...nói tới đây bác Thái ngập ngừng, tằng hắng hai ba tiếng mới tiếp...với điều kiện trở thành rể của ổng! Nghe tới đây chú Hậu giựt bắn người, há hốc miệng ra nhìn ông anh. Bác Thái cũng có vẻ bối rối, nhưng cố thuyết phục em:
-Anh biết em tình sâu nghĩa nặng với cô Liên, nhưng em nghĩ coi, nếu cưới con ông Trạng Sư Tôn có phải đúng câu "sẵn ổ đẻ " không? Tương lai của em coi như bảo đảm hoàn toàn. Ông còn hứa sẽ cho của hồi môn là một chiếc xe hơi và một căn biệt thự tọa lạc đường Sương Nguyệt Aùnh.
Chú Hậu nói với anh giọng thiểu não:
-Liên đợi em bao nhiêu năm qua không một lời than vãn. Lại còn giúp tiền cho em ăn học nữa. Anh biểu làm sao em phụ cổ cho đành?
Bác Thái tặc lưỡi:
- Anh biết cổ là người rất tốt. Nhưng em nghĩ lại đi, dù gì cổ cũng chỉ là con nuôi của ông bà Bá thôi mà. Lại là một cô giáo quèn ở dưới tỉnh. Làm sao sánh với cô Trâm con gái rượu của ông bà Trạng Sư Tôn được chớ? Em sánh duyên với cô Trâm thì đương nhiên đường quan lộ của em sẽ thênh thang ngay.
Nhưng chú Hậu vẫn lắc đầu:
-Em không thể bạc tình, bạc nghĩa với Liên đâu anh hai à. Ngoài món nợ tình, em còn món nợ tiền với cổ nữa...
Bác Thái cắt ngang:
-Ối, tưởng gì khó giải quyết. Khi lấy cô Trâm rồi, có tiền em lập tức cầm trả lại cho cổ là xong. Nói nào ngay, cổ còn trẻ đẹp. Em không cưới, sẽ thiếu gì người khác nhảy vô.
Mặc bác Thái nói gì thì nói, chú Hậu vẫn lắc đầu. Sau cùng Bác Thái giận điên lên, chỉ mặt chú Hậu:
- Biết rồi, bây giờ đã ăn học thành tài, em còn cần gì tới thằng anh này nữa phải không? đủ lông đủ cánh rồi mà...Thôi được từ nay kể như tao không có thằng em nào hết!
Nói xong bác hầm hầm đứng lên bỏ vô buồng. Đêm đó chú Hậu thức trắng. Bên tình bên hiếu, biết làm sao??? Ôi, bao nhiêu là mộng ước! Không lẽ sẽ tan tành như mây khói. Bây giờ ăn nói làm sao với dì Liên? Chú vò đầu bức tai, bối rối tột cùng...Lúc xuống tàu về nước chú sung sướng bao nhiêu bây giờ chú đau khổ bấy nhiêu. Chỉ mong đây chỉ là một giấc chiêm bao!
Sáng hôm sau dì Liên thức sớm nấu món bánh canh giò heo mà chú Hậu rất thích. Đợi mọi người thức giấc, dì dọn sẵn lên bàn rồi đi cửa sau qua nhà bác Thái mời cả nhà qua ăn sáng. Thấy chú Hậu ăn uống uể oải, mặt mày bơ phờ, mọi người đều cho là vì giờ giấc khác nhau, nên chú Hậu bị mệt. Nhưng sau đó bác Thái cứ hối đến gặp mặt ông bà Trạng Sư Tôn. Bác sợ để càng lâu dì Liên sẽ khiến chú Hậu bị "mê hoặc", hư chuyện lớn của bác, chú phải nghe theo. Hai ông bà Trạng Sư gặp chú thì đẹp dạ hết sức, đề cập liền đến chuyện hôn nhân. Về đến nhà chú như người mất hồn. Rồi mỗi lần nói chuyện với mẹ tôi và dì Liên, đôi khi chú trả lời không đâu vào đâu khiến hai người cũng phải ngạc nhiên. Cho tới một hôm, chịu không nổi cái thái độ kỳ quặc này, dì Liên hỏi thẳng chú Hậu có chuyện gì xảy ra, mà dường như chú đã thay đổi. Chú chỉ biết nhìn dì với cặp mắt vô cùng đau khổ, nhưng vẫn nín thinh. Dì Liên hứa chắc là dù có chuyện gì ghê gớm, dì cũng xin chia xẻ với chú. Biết không thể dấu lâu hơn nữa, chú Hậu đành thú thật hết với dì Liên. Lòng dì đau như cắt, nhưng ngoài mặt vẫn giữ bình tĩnh. Dì nói tất cả tùy theo chú. Dì không hề có ý định xúi chú bỏ gia đình để chọn dì. Nếu hai người có duyên mà không nợ thì dì cũng xin chấp nhận. Nói đến đây dì đứng lên vô buồng đóng chặt cửa. Chú kêu cách nào cũng không trả lời. Mẹ tôi hoảng hốt hỏi có gì, chú không nói, chỉ chào mẹ tôi rồi ra về. Chiều đó dì Liên bỏ cơm. Mẹ tôi dỗ dành hết lời dì mới chịu mở cửa. Vô buồng thấy em tóc tai bù xù, cặp mắt sưng húp, mẹ tôi hỏi tự sự dì Liên kể hết. Nghe xong mẹ tôi tức tràn hông, định chạy qua nhà bác Thái hỏi cho ra lẽ. Dì Liên níu bà lại, nói là mình không thể trách họ được, vì hai bên không hề có hôn ước trước. Bây giờ chú Hậu có quyền cưới ai cũng được. Mẹ tôi tức tối chưỡi:
- Thằng đó mà tên Hữu Hậu. Xí, phải đổi tên làVô Hậu mới đúng!
Sáng sớm hôm sau dì Liên xuống tàu Lục Tỉnh về Long Xuyên. Chú Hậu viết bao nhiêu lá thơ, dì không hề trả lời. Từ đó dì buồn dàu dàu, biếng ăn mất ngủ, người càng ngày càng tiều tụy. Đến khi cái tin đám cưới của chú Hậu cùng cô con gái ông Trạng Sư được cử hành trọng thể trên Sàigòn, thì dì buông xuôi...Dì đau một trận thừa sống thiếu chết, trong cơn mê dì cứ kêu tên chú Hậu. Dì Nga sợ em chết, đánh dâây thép lên Sàigòn kêu mẹ tôi về. Sau đó dì Nga cùng mẹ tôi hết lời khuyên lơn, an ủi, dì Liên từ từ bình phục. Nhưng nụ cười đã tắt hẳn trên môi và dì không còn thiết tha tới bất cứ cái gì. Từ một người xinh đẹp, yêu đời, dì tôi giờ đây chỉ là một cái xác không hồn. Nghe mẹ tôi trách vì chú mà dì tôi suýt chết, chú Hậu có tìm về Long Xuyên thăm. Nhưng dì Liên cứ nằm quay mặt vô vách, mặc chú quì bên giường năn nỉ ỉ ôi, dì ngậm câm không thèm trả lời một tiếng. Thử hai ba lần đều không có kết quả, chú Hậu đành buồn bã trở về Saìgòn. Từ đó dì tôi sống như một cái bóng. Thương càng nhiều thì hận càng sâu!. Đàn ông đối với dì tôi bây giờ là một sinh vật đáng sợ, cần phải tránh xa. Dì dồn hết tình thương vào đám học trò và đám cháu...
Sau này dì tôi đổi về Sađéc, ít năm sau tôi cũng lấy chồng về đó. Tôi có dịp tới thăm dì thường. Dì dạy tôi bao nhiêu là món ngon, món khéo. Có lần tới bất chợt, tôi bắt gặp dì đang cầm trên tay một xấp gấm đỏ dệt hoa bằng chỉ vàng, nét mặt dì buồn xa vắng. Thấy tôi dì như chợt tỉnh, đưa xấp gấm cho tôi xem, rồi cười gượng:
- Chiếc áo cưới hụt của dì đây. Thấy tôi ngạc nhiên, dì giải thích rằng ngày đó trước khi về quê, dì định trả xấp áo lại, nhưng không hiểu sao trong thâm tâm dì vẫn hy vọng...nên mang theo. Rồi sau đó những biến cố xảy ra dồn dập, dì quên luôn xấp gấm... Tôi chọc:
-Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng mà dì.
Dì tôi cười buồn:
- Trước kia mỗi lần nhìn xấp gấm, mối hận trong lòng dì lại dâng lên như sóng tràn bờ. Dì không còn lòng tin ở bất cứ một người nào. Như vậy mình sẽ không bao giờ bị thất vọng. Đời là một cõi "bắt" người ta phải sống, cháu à. Thi sĩ Tản Đà đã từng nói vậy. Bây giờ thì dì nguôi ngoai, tâm hồn bình thản, không còn vướng bận chuyện tình ái năm xưa nữa. Dì có ý định trong vài năm, khi về hưu rồi, sẽ ăn chay trường và tu tại gia. Cho hóa giải cái tâm sân hận của dì bấy lâu nay. Tôi nhìn mái tóc muối tiêu của dì mà thương đứt ruột. Đúng là Trời xanh ghen thói má hồng đánh ghen. Nhan sắc, tài hoa rồi sao? Dì tôi đã biết thế nào là một gia đình hạnh phúc? Suốt đời vò võ một mình. Đau yếu cũng chỉ có chị Năm săn sóc. Bà này cũng không chồng con gì hết, theo hai dì từ thuở mới dạy học ở Long Xuyên . Chỉ vì cái hư danh, cái gia tài kết sù của ông Trạng Sư Tôn mà khiến ba người đau khổ. Ngoài dì Liên, chú Hậu cũng chẳng có hạnh phúc bên người vợ giàu sang. Trong lòng chú, hình ảnh dì Liên không phai mờ, thì làm sao mặn nồng được với người vợ mà chú không hề yêu? Vợ chú sống như một cái bóng mờ bên cạnh người chồng mà tâm hồn đã gởi trọn cho người khác, thì làm sao vui?...
Năm bảy tám vợ chồng tôi vượt biên, có rủ dì đi nhưng dì từ chối, nói rằng dì ở đâu cũng vậy thôi. Dì còn mong gì trong tương lai? Nhứt là không muốn gởi nắm xương tàn nơi quê người... Sang đây chúng tôi có liên lạc và biết dì vẫn khỏe. Vậy mà...
Tiếng alô...a lô của chị Thủy kéo tôi về hiện tại. Tôi thở dài trả lời chị:
-Tội nghiệp dì quá. Em nghĩ Chúa Nhựt này chị em mình phải qua chùa Liên- Hoa xin cầu siêu cho hương linh của dì. Không biết lúc qua đời có ai bên cạnh dì không nữa?
Chị Thủy nói dĩ nhiên, dì như mẹ. Lúc còn nhỏ, dì Liên cưng tụi mình quá mà.
Tôi chợt giựt mình, nhớ lại cách đây mấy đêm tự nhiên có một giấc mộng thiệt kỳ lạ. Tôi thấy dì Liên, nhưng là một dì Liên trẻ đẹp, nét mặt rạng rỡ, tươi cười trong chiếc aó cưới gấm đỏ điểm hoa vàng. Dì cười với tôi, tôi kêu dì, nhưng càng kêu hình ảnh dì càng lùi xa. Cuối cùng thì nhạt nhòa như sương khói. Tôi kêu dì ơi một tiếng lớn thì giựt mình thức dậy, tâm thần hoang mang, xao xuyến. Bây giờ thì tôi đã hiểu... Một nén hương lòng cho người dì bạc mệnh của tôi...
Nhưng tôi đã quên cái téléphone! Cái vật mà tôi cho là lợi hại nhứt trên đời. Lợi cũng nhiều mà hại thì...không đếm xuể! Đang lơ mơ thả hồn theo khói... cà phê thì bỗng giật bắn người vì tiếng chuông điện thoại. Tiếng bà chị thân mến bên kia đầu đầu dây:
- Thơ đó hả?
- Chính thị. Có chuyện gì mà kêu em sớm vậy? Tính đi "shop" hả. Tuần này em không có lương đâu nghen...
Nhưng chị Thủy cắt ngang:
- Shop gì mà shop. Thằng Phước, con trai lớn của chị còn ở Việt Nam, mới phone cho chị hồi nảy. Nó nói năm nay mực nước sông Cái cũng lên cao nhưng chưa đến nỗi lụt như năm ngoái! Vợ chồng con cái nó đều mạnh, nhưng có tin buồn là dì Liên vừa qua đời, cách đây một tuần. Vợ chồng nó có đi đưa đám...
Tôi cứ để mặc cho chị Thủy độc thoại. Tâm hồn tôi giờ đây đang trở về mấy mươi năm trước. Tại Sađéc, gia đình tôi ở sát cạnh hãng bánh phồng tôm Sa- Giang, dì Liên ở gần cầu Cái Sơn. Dì sống thui thủi một mình với một người lão bộc. Người dì xinh đẹp, hiền dịu và tài hoa của tôi nay đã ra người thiên cổ...
Dì vừa là con nuôi vừa là cháu kêu bà ngoại tôi bằng dì. Mẹ dì là em ruột bà ngoại. Năm dì lên ba tuổi, cha mẹ dì buôn bán bên Bến Tre, rủi bị dịch tả, cả hai đều qua đời, rất trẻ. Vậy là dì Liên mồ côi cả cha lẫn mẹ trong vòng có mấy ngày! Có câu không cha níu chân chú. Không mẹ bú vú dì. Bà ngoại tôi đem cháu về nuôi. Đã có bốn cô con gái rồi bây giờ thêm một cô nữa cho thành Ngũ Long Công Chúa càng tốt! Năm đó mẹ tôi đã lên mười ba. Bà cũng thương và săn sóc dì Liên như mấy cô em ruột. Càng lớn dì càng xinh đẹp và thông minh vô cùng. Ông ngoại tôi rất cấp tiến. Đối với con không hề phân biệt trai gái. Miễn học được là ông cho học. Hai ông bà rất thương dì Liên, vì ngoài tài học, dì biết kính trên nhường dưới, dịu dàng và khéo léo hết sức. Bà ngoại dạy làm món bánh mứt gì là dì làm được ngay. Chẳng những vậy mà đôi khi còn biết gia giảm cho ngon hơn, đẹp hơn. Ai có món gì hay, khéo là dì phải kiếm cách học cho bằng được. Trong họ nhà nào có đám giỗ, đám cưới dì đều chịu khó thức khuya dậy sớm, theo sát các bà cô, bà thiếm để học nghề. Trường ở Đốc Vàng thuở đó chỉ có tới lớp ba là hết, nên ông bà ngoại phải gởi mấy dì qua ở nội trú với các Sơ bên Cù lao Gieng học tiếp. Tại đây ngoài chuyện học chữ, các dì còn được mấy Sơ dạy thêu thùa, may vá. Như thường lệ, dì Liên vẫn là đứa học trò xuất sắc nhứt.
Năm dì Liên lên chín thì mẹ tôi đã lấy chồng về Cao Lãnh. Làm dâu đâu được hai năm, sanh đứa con đầu lòng là mẹ tôi phải theo ba lên Saìgòn. Ông nội có cho xây ba căn nhà liền nhau ở đường Lê Quang Định, sát Ngã Tư Bình Hòa. Bác Ba, bác Tư và ba tôi đều được mỗi người một căn. Bác Ba tôi mê xe còn hơn mê vợ, nên mượn nợ Chà mua hai chiếc xe vận tải. Ngờ đâu bị Việt Minh gán cho bác cái tội hợp tác với Tây, chận xe lại đốt cháy tiêu luôn! Bác trai sợ bị chủ nợ siết nhà, nên nói bác gái nhờ người bạn thân nhứt đứng tên giùm căn nhà của bác. Nhưng dò sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người. Một hôm trời mưa gió dầm dề, bác gái vừa mới sanh chị Cúc được hai tuần, thì bị bà bạn thân quý hóa cho người tới liệng đồ đạc ra đường, cướp căn nhà ngon ơ! Há miệng mắc quai, nên hai bác đành ôm hận chịu mất căn nhà. Bác Tư tôi cũng không khá gì hơn. Không mê xe nhưng lại mê cờ bạc. Cái đam mê này cũng nguy hiểm chết người chớ không chơi. Có bao nhiêu tiền bác đem nướng hết vô sòng bạc Đại Thế Giới. Hết tiền phải mượn nợ bọn đầu nậu. Tới khi tiền mượn và tiền lời lên cao như núi thì bác cũng phải kiếm người bán căn nhà. Người mua nhà bác Thái cùng quê với mẹ tôi. Bác Thái hành nghề đạc điền, tức chuyên đo đất đai. Hai bác mới ngoài ba mươi, cha mẹ mất sớm nhưng có để lại chút ít tiền của và một đứa em út mới lên mười sáu . Cho tới khi mua căn nhà của bác Tư, gia đình bác Thái vẫn ở Long Xuyên. Khi lên Sàigòn, chú Ú Hậu tiếp tục học trường Pétrus Ký. Chú rất hiền, biết bổn phận, nên học hành chăm chỉ, năm nào cũng lãnh thưởng. Bác Thái vì vậy mà quyết lòng nuôi em ăn học cho tới cùng.
Từ ngày có người cùng quê ở sát bên cạnh mẹ tôi vui lắm. Có món ngon vật lạ gì cũng mời nhau. Rảnh rổi hai bà ngồi tán dóc, nhắc chuyện dưới quê. Sài gòn hoa lệ tuy đẹp đẽ, văn minh thiệt, nhưng làm sao sánh được " dưới mình". Con cá con tôm đem lên tới đây cũng bớt mập, bớt béo. Chỉ ở miệt Tiền giang mình mới có cá linh. Tới mùa, cá từ trên Biển Hồ đổ xuống rào rào, mấy ghe đáy bắt không kịp thở. Rồi mấy chị bán cá tay chèo chiếc xuồng ba lá băng băng miệng rao lãnh lót:- Cá linh hôôôn? Mấy bà nội trợ đã xách rổ chờ sẵn hai bên bờ sông réo liền : - Cá linh, cá linh vô đâây. Người mua kẻ bán lẹ như chớp, vì cá linh tuy ngon, nhưng rất mau sình! Thuốc lá Cao-Lãnh nổi tiếng ngon nhờ vô phân cá linh... Còn cá bông lau ở đâu ngon bằng cá bông lau Sadéc? Nghĩ tới nồi canh chua thôi là cũng chảy nước miếng! Mắm ở đâu ngon nhứt? Châu Đốc. Nem ở đâu ngon? Nha mân...v.v...và...v.v... Nhắc tới đâu hai bà chắt lưỡi hít hà tới đó!
...Đến năm đệ tam niên thì ông ngoại tôi quyết định cho dì Nga và dì Liên lên Sàigòn ở với mẹ tôi để tiếp tục xin học trường áo tím. Ở nhà chỉ còn hai dì quyết định học tiếp nên ông bà cũng chìu. Hai bà dì tôi năm đó trổ mã coi rất mượt mà. Nhứt là dì Liên. Dì tóc dài da trắng, gương mặt thanh tú, dáng đi tướng đứng yểu điệu, thướt tha. Aên nói mềm mỏng, nhỏ nhẹ. Tóm lại ai gặp cũng có cảm tình. Dì Nga tuy đẹp nhưng hơi dữ. Đứa cháu nào không làm dì vừa lòng là dì phùng mang trợn mắt nạt đùa. Ỷ mình học cao dì cũng hơi phách lối chút đỉnh. Hai nhà thân như một, chú Hậu lại học trên mấy dì tới ba lớp, nên những khi "bí" bài, mấy dì thường cầu cứu chú Hậu. Chú thành thầy...kèm trẻ hồi nào hổng hay. Rồi cái màn lửa gần rơm lâu ngày cũng phải...phựt! Số là thằng Hiền con bác Thái, mới có tám cái xuân xanh, nhân một đêm trăng sao vằng vặc, tự nhiên nổi hứng ra sau vườn để đi...tè. Nhưng chưa kịp thực hiện ý nguyện thì bỗng thấy dưới gốc cây vú sữa ở cuối vườn có hai bóng đen. Thằng Hiền bở vía định bỏ giò lái thối lui vô nhà, thì bỗng nghe có tiếng thì thào. Không lẽ ma mà biết nói? Nó bèn định thần nhìn kỹ, té ra chú Hậu của nó đang nói chuyện với cô Liên! Nhưng từ bụi chuối hột tới cây vú sữa hơi xa nên nó không nghe hai người nói những gì. Nó tự hỏi sao người lớn kỳ cục quá sức. Trong nhà đèn đóm sáng trưng, cớ gì lại lôi nhau ra chỗ tối hù để nói chuyện? Đứng một hồi bị muỗi cắn, thằng Hiền đành trở vô nhà, định bụng sẽ hỏi chú Hậu. Vậy mà cũng tới cả nửa giờ sau chú Hậu mới vô nhà. Mặt mày chú lại rạng rỡ như trăng rằm, làm như có điều gì đắc ý lắm vậy đó! Thằng Hiền sán lại kéo tay chú :
- Chú Út à, hồi nảy Hiền thấy chú ngoài vườn với... Nó mới nói tới đây chú Hậu bỗng đổi sắc mặt, nắm tay nó lôi sềnh sệch vô phòng chú. Sau khi đóng cửa phòng cẩn thận, chú kề tai nó nói nhỏ:
- Đừng có nói lớn. Hồi nảy Hiền thấy chú với ai?
Thằng Hiền nói một hơi:
- Thì chú với cô Liên đó. Sao trong nhà hổng nói chuyện mà phải ra ngoài vườn. Bộ chú hổng sợ muỗi cắn hả?
Chú Hậu nắm hai bàn tay thằng Hiền, nhìn thẳng vào mắt nó rồi nói một cách nghiêm trọng:
- Hiền có thương chú với cô Liên không? Thằng nhỏ gật. Chú nói tiếp: Vậy Hiền đừng đem chuyện này ra kể với ai hết nghen. Nếu mọi người biết, chú với cô Liên sẽ bị rầy ghê lắm đó. Hiền hứa với chú đi.
Tuy không hiểu tại sao lại bị rầy, nhưng thằng Hiền cũng long trọng hứa sẽ giữ kín chuyện này. Chú Hậu thở ra như trút được gháng nặng và móc túi cho thằng Hiền năm mươi xu ăn bánh. Thằng Hiền được tiền ăn bánh là mê rồi, nên cũng không đem chuyện này kể với ai. Trước mặt mọi người, Hậu và Liên cố giữ vẻ mặt bình thường nên cũng chẳng ai nghi. Nếu đôi khi có một vài cử chỉ thân mật thì mọi người đều cho rằng tại tụi nó thân nhau như anh em ruột (!). Tới năm hai dì thi " đíp lôm" và chú Hậu lấy cái Tú tài toàn phần, thì bác Thái quyết định cho em qua Pháp học tiếp. Có đi du học sau này trở về mới nắm được những chức vị quan trọng. Hôm làm lễ ăn mừng cho cả ba ( chú Hậu, dì Nga và dì Liên), bác Thái long trọng loan báo cái quyết định này trước mặt mọi người. Tất nhiên ai cũng hoan hỉ trừ...nhân vật được chỉ định! (và dì Liên). Ngoài mặt tuy bình tĩnh nhưng trong lòng hai người đều chết điếng. Bởi ai đi du học cũng phải năm sáu năm mới về. Chuyện gì sẽ xảy ra trong khoảng thời gian đó? Nếu không muốn nhắc tới cái câu mà ai cũng biết: xa mặt cách lòng!
...Đêm đó, cây vú sữa cuối vườn một lần nữa lại được "nghe" những lời thì thầm của hai kẻ yêu nhau. Nhưng lần này có pha thêm những giọt lệ buồn của dì Liên!
Tội nghiệp chú Hậu, từ ngày cha mẹ qua đời, với sự đùm bọc thương yêu của người anh lớn, bác Thái có khác nào người cha thứ hai của chú. Làm sao chú dám cãi lời? Chú đành năn nỉ dì Liên ráng đợi cho tới ngày chú bái tổ vinh quy. Hai người sẽ chắc chắn loan phụng hòa minh, sắc cầm hảo hiệp. Dì Liên tuy tan nát cõi lòng, nhưng trước tình cảnh nan giải của người yêu cũng đành bó tay. Dì hứa là sẽ chờ cho đến ngày chú thành tài trở về. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng tình của dì đối với chú sẽ mãi mãi không thay đổi. Trước những lời thề quyết liệt của người yêu, chú Hậu cảm thấy vững lòng, nên vài tháng sau chú thơ thới hân hoan xuống tàu trực chỉ trời Tây tiếp tục việc đèn sách. Rồi nhờ cái viễn ảnh nghìn trùng xa cách này mà đêm đó hai cô cậu mới có can đảm trao nhau nụ hôn đầu đời. Tuy vụng về nhưng cảm động biết bao... Mãi nói chuyện không để ý tới thời gian, nên khi tơ lòng đã được gỡ rối, họ mới thấy trời đã khuya lơ khuya lắc. Dì Liên rón rén vô nhà, không quên dùng nước thiệt lạnh rửa mặt cho tỉnh táo trước khi vào phòng. Dì Nga còn nằm đọc tiểu thuyết, thấy em vô thì hỏi:
- Mày đi đâu mất tiêu mà tao kêu Liên ơi Liên hỡi om sòm cũng không thấy trả lời. Hồi nảy có gánh chè thưng đi ngang, tính rủ mày ăn...Nói tới đây bỗng để ý tới khuôn mặt đầy vẻ u sầu và đôi mắt đỏ chạch của cô em, dì Nga vội hỏi:
- Ủa mày khóc hả Liên? Có chuyện gì vậy?
Dì Liên nằm xuống giường, kéo tấm mền trùm kín đầu rồi nói:
- Không có gì đâu, ngủ đi...
Nhưng cái thái độ kỳ quặc của cô em đã kích thích lòng tò mò của bà chị. Dì Nga ngồi dậy, bước qua giựt tấm mền xuống rồi nói như ra lịnh:
- Tao biết mày có chuyện giấu. Nghĩ sao dì bỗng đổi giọng dỗ dành:- Có chuyện gì nói cho chị biết đi. Chuyện buồn giấu trong lòng sẽ sanh bịnh đó nhỏ à. Dầu gì chị cũng lớn hơn em ( một tuổi!). Kể cho chị nghe rồi mình kiếm cách giải quyết...
Biết không thể nào "thoát" khỏi tay cái bà chị tò mò tọc mạch này. Ừ mà biết đâu cái bầu tâm sự đang đè nặng trong lòng sẽ nhẹ bớt khi mình chia xẻ với người thứ hai? Nghĩ vậy dì Liên bèn ngồi dậy rồi kể cho chị nghe hết cuộc tình của dì với chú Hậu. Nghe xong, dì Nga vừa cười vừa xỉ ngón tay lên trán dì Liên nhiếc:
- Kể ra mày cũng kín thiệt. Cả năm nay mà chẳng ai biết gì hết trơn. Còn cái ông Hậu nữa. Thấy lù khù vác lu mà chạy! Dì Liên phản đối:
- Thôi đi, em đang buồn muốn chết mà chị còn ghẹo!
Dì Nga thấy em giận lật đật nín cười, nói:
-Thôi rầu rỉ mà chi. Mấy năm qua lẹ lắm. Ráng chờ, chừng anh Hậu thành tài trở về, mày lên chức bà lớn khỏe re.
Nhưng dì Liên lắc đầu:
- Em đâu có mong chức bà lớn. Em chỉ lo ảnh qua đó gặp mấy cô đầm rồi sanh chứng. Em nghe nói mấy con đầm dễ lắm...Miễn vừa mắt là họ "chịu" liền! Đàn ông dễ xiêu lòng, vui đâu chuốc đó!
Dì Nga ráng an ủi em một hồi rồi cũng hết ý, đành tuyên bố:
-Thôi, đời biết sao mà nói. Cái gì tới sẽ tới. Lo trước cũng vô ích!
Nói xong dì nhắm mắt ngủ khò, trong khi cô em còn trằn trọc mãi mới ngủ được. Tánh dì Nga vô tư, thích gì làm nấy. Sau này dù cuộc đời đầy dẫy sóng gió, nhưng lúc nào dì cũng yêu đời. Dì cho rằng nổi buồn tàn phá nhan sắc nhanh chóng nhứt! Tội gì buồn?
Giữ bí mật được vài hôm, cuối cùng chịu không thấu, dì Nga kể hết cho mẹ tôi nghe. Mẹ tôi kể lại cho bác Thái gái và dĩ nhiên là hai bà rất vui. Cho rằng hai đứa nó thiệt là một cặp Tiên Đồng Ngọc Nữ. Xứng đôi vừa lứa hết chỗ chê!. Cuộc tình đã ra ánh sáng, nên trong thời gian chờ đợi sang Pháp, chú Hậu và dì Liên không còn phải chịu cảnh "hiến máu miễn phí" cho bọn muỗi ngoài vườn nữa. Họ đường hoàng nói chuyện trước mặt mọi người. Dì Liên thêu cả hai tá khăn mu xoa cho chú Hậu đem theo xài. Cái nào trong góc cũng có một đóa hoa sen màu hồng, tên dì là Hồng Liên. Góc đối diện dì thêu hai chữ H và L quấn vào nhau. Có cái tín vật này hằng ngày bên mình, làm sao chú Hậu có thể quên được bà dì của tôi?
Sau khi chú xuống tàu được một tuần thì hai dì cũng lo sửa soạn hành lý về Đốc Vàng. Bà ngoại tôi thấy hai dì đã tới tuổi cặp kê, cứ lo học riết chắc sẽ thành gái già, nên cứ cằn nhằn mãi. Hai dì cũng cảm thấy học tới đó làøđủ, có thể trở thành cô giáo gõ đầu trẻ. Đây cũng là tâm nguyện của dì Liên. Đối với dì, nghề dạy học cao quý nhứt. Cùng nộp đơn ở Ty Học chánh Long Xuyên, hai người may mắn được nhận, tuy hai trường khác nhau. Bà ngoại tôi mướn một căn nhà gần chợ và có dẫn qua một người đàn bà góa chồng trạc ngoài hai mươi, để lo cơm nước, giặt giũ cho hai dì.
...Ngày nhận được bức thơ đầu tiên của chú Hậu, dì Liên mừng tới rơi nước mắt. Đọc đi đọc lại mấy chục lần vẫn không chán. Chú báo cho dì biết chú đã chọn ngành Luật. Để ra tòa binh vực cho người nghèo. Dân mình còn dốt luật lệ nên cứ bị người của "mẫu quốc" ăn hiếp, chú nói vậy. Chú thêm, bác Thái còn gánh nặng gia đình, tuy mỗi tháng có gởi tiền qua, nhưng chắc chú phải đi làm thêm mới đủ. Bên Pháp thời tiết rất lạnh, mùa thu và mùa đông đều cần quần áo ấm, nếu không sẽ dễ bị bịnh. Vả lại đời sống tại thủ đô Paris cũng rất mắc mỏ. Dì Liên lo lắng lắm. Nếu chú Hậu đi làm thêm sẽ ảnh hưởng tới chuyện học. Nếu thi rớt hoài biết chừng nào chú mới về? Càng ở lâu chuyện bất ngờ càng dễ xảy ra...Sau vài đêm suy nghĩ, dì quyết định mỗi tháng trích ra một phần tiền lương của dì gởi qua Pháp giúp chú Hậu ăn học. Lúc đầu chú phản đối, nhưng dì Liên hết sức giải thích và thòng thêm câu : Coi như em cho anh mượn nợ, sau này thành tài sẽ tính cả vốn lẫn lời. Chú nhận, với lời hứa sẽ trả lại gắp trăm ngàn lần mới xứng đáng với món nợ này!!!
Tháng tháng dì ra nhà dây thép mua măng-đa, kèm thêm bức thơ, lời lẽ nồng nàn để khích lệ tinh thần chú Hậu...Đầu mùa thu là dì đã đan sẵn áo len thiệt ấm gởi qua Paris. Biết bao nhiêu tình ý dì tôi đã gói trọn trong những món quà tầm thường đó! Những bức thơ chú gởi về cũng không kém phần thiết tha, nhung nhớ. Nhờ món tiền dì phụ giúp thêm, chú không còn lo lắng nữa, nên học hành rất khả quan. Dì Liên mong đợi từng ngày. Cái viễn ảnh sau này sẽ cùng chú Hậu nên duyên cầm sắc giúp dì sống trong tâm trạng luôn vui vẻ. Học trò và đồng nghiệp đều yêu mến dì. Tất cả ai cũng nghĩ, một người tài sắc vẹn toàn như dì Liên đương nhiên cuộc đời phải hạnh phúc. Dì Nga, từ sắc đẹp cho tới tài nghệ, tính tình đều thua kém dì Liên, vậy mà đi dạy được hai năm thôi là đã có người rước! Nhiều đám đi hỏi dì Liên lắm chớ, nhưng đương nhiên bị dì từ chối. Đến năm thứ tư thì bà ngoại tôi có ý sốt ruột. Bà nói cái duyên con gái chỉ có một thời. Đừng thả mồi bắt bóng rồi ân hận. Dì Liên chỉ cười ráng trấn an bà. Riết rồi bà tôi cũng không nhắc tới chuyện chồng con của dì nữa...
...Rồi cái ngày mọi người mong đợi cũng phải tới. Dì Liên sung sướng đến độ quên ăn quên ngủ. Dì như đang sống trên mây. Đôi khi còn cười một mình trước sự kinh ngạc của những người chung quanh. Chắc dì đang tưởng tượng đến cái ngày bước chân lên xe hoa về với chú Hậu...
Ngày về của chú đúng vào kỳ hè, nên dì Liên đã có mặt trên Sài gòn trước cả tuần. Dì đem cho các cháu không biết bao nhiêu là quà bánh. Mẹ tôi mừng lắm vì dù sao dì Liên đã chờ đợi quá lâu. Hôm tàu cập bến, dì Liên cùng gia đình tôi và gia đình bác Thái đã có mặt sẵn từ sớm. Sau năm năm vắng mặt, chú Hậu bây giờ đã là một thanh niên chững chạc, dì Liên cũng mất cái vẻ ngây thơ, khờ khạo thuở xưa. Hai bên nhìn nhau mừng mừng, tủi tủi, nói không nên lời...
Buổi tiệc mừng do chính tay dì Liên sửa soạn. Dì ra sức nấu những món ngon nhứt cho chú Hậu thưởng thức. Có cả champagne để uống mừng cho tương lai sáng lạng của chú Hậu. Chú đem về rất nhiều quà cáp, nhưng món quà cho dì Liên đặc biệt nhứt. Đó là một xấp gấm nền đỏ, điểm những chùm hoa dệt bằng chỉ vàng thiệt, mà một lần có dịp ghé qua Lyon, trung tâm tơ lụa của nước Pháp, chú đã mua. Xấp vải này dành cho cô dâu Hồng Liên mặc trong ngày cưới của hai người. Dì Liên ôm xấp vải mà nước mắt lưng tròng...Dì quyết định sẽ mang xấp vải nhờ nhà may danh tiếng nhứt Sàigòn may chiếc áo cưới cho dì. Chưa bao giờ dì cảm thấy hạnh phúc đến như vậy. Buổi tiệc kéo dài tới khuya mới giải tán.
Sau khi mọi người đều đi ngủ, bác Thái nói chú Hậu nán lại ít phút, bác có chuyện quan trọng muốn cho chú biết. Hỏi vớ vẩn vài câu về đời sống của chú bên Paris, bác đi thẳng vào đề. Bác sợ để lâu sẽ khó giải quyết... Số là qua nghề nghiệp, bác có quen với một vị Trạng Sư danh tiếng, có văn phòng rất lớn tại Sàigòn. Ông này hồi trước học Luật ngoài Hà Nội. Sau mấy mươi năm hành nghề bây giờ giàu sụ. Nhà ngang dãy dọc khắp Sàigòn. Nghe bác Thái nói có em trai học Luật sắp về nước, ông ta thích lắm. Nói sẵn sàng nhận chú Hậu vô làm tại văn phòng của ổng và sẽ hết sức nâng đỡ cho chú thành công. Nhưng với một điều kiện...nói tới đây bác Thái ngập ngừng, tằng hắng hai ba tiếng mới tiếp...với điều kiện trở thành rể của ổng! Nghe tới đây chú Hậu giựt bắn người, há hốc miệng ra nhìn ông anh. Bác Thái cũng có vẻ bối rối, nhưng cố thuyết phục em:
-Anh biết em tình sâu nghĩa nặng với cô Liên, nhưng em nghĩ coi, nếu cưới con ông Trạng Sư Tôn có phải đúng câu "sẵn ổ đẻ " không? Tương lai của em coi như bảo đảm hoàn toàn. Ông còn hứa sẽ cho của hồi môn là một chiếc xe hơi và một căn biệt thự tọa lạc đường Sương Nguyệt Aùnh.
Chú Hậu nói với anh giọng thiểu não:
-Liên đợi em bao nhiêu năm qua không một lời than vãn. Lại còn giúp tiền cho em ăn học nữa. Anh biểu làm sao em phụ cổ cho đành?
Bác Thái tặc lưỡi:
- Anh biết cổ là người rất tốt. Nhưng em nghĩ lại đi, dù gì cổ cũng chỉ là con nuôi của ông bà Bá thôi mà. Lại là một cô giáo quèn ở dưới tỉnh. Làm sao sánh với cô Trâm con gái rượu của ông bà Trạng Sư Tôn được chớ? Em sánh duyên với cô Trâm thì đương nhiên đường quan lộ của em sẽ thênh thang ngay.
Nhưng chú Hậu vẫn lắc đầu:
-Em không thể bạc tình, bạc nghĩa với Liên đâu anh hai à. Ngoài món nợ tình, em còn món nợ tiền với cổ nữa...
Bác Thái cắt ngang:
-Ối, tưởng gì khó giải quyết. Khi lấy cô Trâm rồi, có tiền em lập tức cầm trả lại cho cổ là xong. Nói nào ngay, cổ còn trẻ đẹp. Em không cưới, sẽ thiếu gì người khác nhảy vô.
Mặc bác Thái nói gì thì nói, chú Hậu vẫn lắc đầu. Sau cùng Bác Thái giận điên lên, chỉ mặt chú Hậu:
- Biết rồi, bây giờ đã ăn học thành tài, em còn cần gì tới thằng anh này nữa phải không? đủ lông đủ cánh rồi mà...Thôi được từ nay kể như tao không có thằng em nào hết!
Nói xong bác hầm hầm đứng lên bỏ vô buồng. Đêm đó chú Hậu thức trắng. Bên tình bên hiếu, biết làm sao??? Ôi, bao nhiêu là mộng ước! Không lẽ sẽ tan tành như mây khói. Bây giờ ăn nói làm sao với dì Liên? Chú vò đầu bức tai, bối rối tột cùng...Lúc xuống tàu về nước chú sung sướng bao nhiêu bây giờ chú đau khổ bấy nhiêu. Chỉ mong đây chỉ là một giấc chiêm bao!
Sáng hôm sau dì Liên thức sớm nấu món bánh canh giò heo mà chú Hậu rất thích. Đợi mọi người thức giấc, dì dọn sẵn lên bàn rồi đi cửa sau qua nhà bác Thái mời cả nhà qua ăn sáng. Thấy chú Hậu ăn uống uể oải, mặt mày bơ phờ, mọi người đều cho là vì giờ giấc khác nhau, nên chú Hậu bị mệt. Nhưng sau đó bác Thái cứ hối đến gặp mặt ông bà Trạng Sư Tôn. Bác sợ để càng lâu dì Liên sẽ khiến chú Hậu bị "mê hoặc", hư chuyện lớn của bác, chú phải nghe theo. Hai ông bà Trạng Sư gặp chú thì đẹp dạ hết sức, đề cập liền đến chuyện hôn nhân. Về đến nhà chú như người mất hồn. Rồi mỗi lần nói chuyện với mẹ tôi và dì Liên, đôi khi chú trả lời không đâu vào đâu khiến hai người cũng phải ngạc nhiên. Cho tới một hôm, chịu không nổi cái thái độ kỳ quặc này, dì Liên hỏi thẳng chú Hậu có chuyện gì xảy ra, mà dường như chú đã thay đổi. Chú chỉ biết nhìn dì với cặp mắt vô cùng đau khổ, nhưng vẫn nín thinh. Dì Liên hứa chắc là dù có chuyện gì ghê gớm, dì cũng xin chia xẻ với chú. Biết không thể dấu lâu hơn nữa, chú Hậu đành thú thật hết với dì Liên. Lòng dì đau như cắt, nhưng ngoài mặt vẫn giữ bình tĩnh. Dì nói tất cả tùy theo chú. Dì không hề có ý định xúi chú bỏ gia đình để chọn dì. Nếu hai người có duyên mà không nợ thì dì cũng xin chấp nhận. Nói đến đây dì đứng lên vô buồng đóng chặt cửa. Chú kêu cách nào cũng không trả lời. Mẹ tôi hoảng hốt hỏi có gì, chú không nói, chỉ chào mẹ tôi rồi ra về. Chiều đó dì Liên bỏ cơm. Mẹ tôi dỗ dành hết lời dì mới chịu mở cửa. Vô buồng thấy em tóc tai bù xù, cặp mắt sưng húp, mẹ tôi hỏi tự sự dì Liên kể hết. Nghe xong mẹ tôi tức tràn hông, định chạy qua nhà bác Thái hỏi cho ra lẽ. Dì Liên níu bà lại, nói là mình không thể trách họ được, vì hai bên không hề có hôn ước trước. Bây giờ chú Hậu có quyền cưới ai cũng được. Mẹ tôi tức tối chưỡi:
- Thằng đó mà tên Hữu Hậu. Xí, phải đổi tên làVô Hậu mới đúng!
Sáng sớm hôm sau dì Liên xuống tàu Lục Tỉnh về Long Xuyên. Chú Hậu viết bao nhiêu lá thơ, dì không hề trả lời. Từ đó dì buồn dàu dàu, biếng ăn mất ngủ, người càng ngày càng tiều tụy. Đến khi cái tin đám cưới của chú Hậu cùng cô con gái ông Trạng Sư được cử hành trọng thể trên Sàigòn, thì dì buông xuôi...Dì đau một trận thừa sống thiếu chết, trong cơn mê dì cứ kêu tên chú Hậu. Dì Nga sợ em chết, đánh dâây thép lên Sàigòn kêu mẹ tôi về. Sau đó dì Nga cùng mẹ tôi hết lời khuyên lơn, an ủi, dì Liên từ từ bình phục. Nhưng nụ cười đã tắt hẳn trên môi và dì không còn thiết tha tới bất cứ cái gì. Từ một người xinh đẹp, yêu đời, dì tôi giờ đây chỉ là một cái xác không hồn. Nghe mẹ tôi trách vì chú mà dì tôi suýt chết, chú Hậu có tìm về Long Xuyên thăm. Nhưng dì Liên cứ nằm quay mặt vô vách, mặc chú quì bên giường năn nỉ ỉ ôi, dì ngậm câm không thèm trả lời một tiếng. Thử hai ba lần đều không có kết quả, chú Hậu đành buồn bã trở về Saìgòn. Từ đó dì tôi sống như một cái bóng. Thương càng nhiều thì hận càng sâu!. Đàn ông đối với dì tôi bây giờ là một sinh vật đáng sợ, cần phải tránh xa. Dì dồn hết tình thương vào đám học trò và đám cháu...
Sau này dì tôi đổi về Sađéc, ít năm sau tôi cũng lấy chồng về đó. Tôi có dịp tới thăm dì thường. Dì dạy tôi bao nhiêu là món ngon, món khéo. Có lần tới bất chợt, tôi bắt gặp dì đang cầm trên tay một xấp gấm đỏ dệt hoa bằng chỉ vàng, nét mặt dì buồn xa vắng. Thấy tôi dì như chợt tỉnh, đưa xấp gấm cho tôi xem, rồi cười gượng:
- Chiếc áo cưới hụt của dì đây. Thấy tôi ngạc nhiên, dì giải thích rằng ngày đó trước khi về quê, dì định trả xấp áo lại, nhưng không hiểu sao trong thâm tâm dì vẫn hy vọng...nên mang theo. Rồi sau đó những biến cố xảy ra dồn dập, dì quên luôn xấp gấm... Tôi chọc:
-Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng mà dì.
Dì tôi cười buồn:
- Trước kia mỗi lần nhìn xấp gấm, mối hận trong lòng dì lại dâng lên như sóng tràn bờ. Dì không còn lòng tin ở bất cứ một người nào. Như vậy mình sẽ không bao giờ bị thất vọng. Đời là một cõi "bắt" người ta phải sống, cháu à. Thi sĩ Tản Đà đã từng nói vậy. Bây giờ thì dì nguôi ngoai, tâm hồn bình thản, không còn vướng bận chuyện tình ái năm xưa nữa. Dì có ý định trong vài năm, khi về hưu rồi, sẽ ăn chay trường và tu tại gia. Cho hóa giải cái tâm sân hận của dì bấy lâu nay. Tôi nhìn mái tóc muối tiêu của dì mà thương đứt ruột. Đúng là Trời xanh ghen thói má hồng đánh ghen. Nhan sắc, tài hoa rồi sao? Dì tôi đã biết thế nào là một gia đình hạnh phúc? Suốt đời vò võ một mình. Đau yếu cũng chỉ có chị Năm săn sóc. Bà này cũng không chồng con gì hết, theo hai dì từ thuở mới dạy học ở Long Xuyên . Chỉ vì cái hư danh, cái gia tài kết sù của ông Trạng Sư Tôn mà khiến ba người đau khổ. Ngoài dì Liên, chú Hậu cũng chẳng có hạnh phúc bên người vợ giàu sang. Trong lòng chú, hình ảnh dì Liên không phai mờ, thì làm sao mặn nồng được với người vợ mà chú không hề yêu? Vợ chú sống như một cái bóng mờ bên cạnh người chồng mà tâm hồn đã gởi trọn cho người khác, thì làm sao vui?...
Năm bảy tám vợ chồng tôi vượt biên, có rủ dì đi nhưng dì từ chối, nói rằng dì ở đâu cũng vậy thôi. Dì còn mong gì trong tương lai? Nhứt là không muốn gởi nắm xương tàn nơi quê người... Sang đây chúng tôi có liên lạc và biết dì vẫn khỏe. Vậy mà...
Tiếng alô...a lô của chị Thủy kéo tôi về hiện tại. Tôi thở dài trả lời chị:
-Tội nghiệp dì quá. Em nghĩ Chúa Nhựt này chị em mình phải qua chùa Liên- Hoa xin cầu siêu cho hương linh của dì. Không biết lúc qua đời có ai bên cạnh dì không nữa?
Chị Thủy nói dĩ nhiên, dì như mẹ. Lúc còn nhỏ, dì Liên cưng tụi mình quá mà.
Tôi chợt giựt mình, nhớ lại cách đây mấy đêm tự nhiên có một giấc mộng thiệt kỳ lạ. Tôi thấy dì Liên, nhưng là một dì Liên trẻ đẹp, nét mặt rạng rỡ, tươi cười trong chiếc aó cưới gấm đỏ điểm hoa vàng. Dì cười với tôi, tôi kêu dì, nhưng càng kêu hình ảnh dì càng lùi xa. Cuối cùng thì nhạt nhòa như sương khói. Tôi kêu dì ơi một tiếng lớn thì giựt mình thức dậy, tâm thần hoang mang, xao xuyến. Bây giờ thì tôi đã hiểu... Một nén hương lòng cho người dì bạc mệnh của tôi...
- Từ khóa :
- Truyện
Gửi ý kiến của bạn