Phạm duy, ông là ai?
trần thị bông giấy
I.
Mối giao thiệp giữa ông Lê Hữu Mục và tôi tuy chỉ ngắn ngủi qua một lần gặp nhau chớp nhoáng tháng 1/1996 ở Santa Ana và các cuộc trò chuyện viễn liên Motréal-California, nhưng tình thân bác cháu, hơn nữa, một bậc tiền bối và một hàng đàn em, có thể gọi là đáng nhớ. Ông hay cho tôi những lời khuyên hữu ích về cuộc sống, về văn chương và ngay cả những lời chân tình về nỗi đau khổ riêng trong đời sống tôi. Ông là một trong rất ít người đã tạo được nơi tôi lòng kính trọng thật sự. Khi biết ra ông là bạn thân của vị giáo sư violon tôi theo học từ bé cho đến khi tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn năm 1967, thày Tạ Văn Toàn, tình cảm quý này càng thêm mạnh mẽ.
Một sáng tháng 1/1997, tôi gọi qua Montréal thăm ông. Vẫn giọng nói vui vẻ của lần đầu gặp nhau tại Santa Ana, ông hỏi han rất ân cần về tình hình tờ Văn Uyển và cả đời sống tôi. Khi nhận biết từ tôi một vài dấu nét chán nản nào đó, ông an ủi:
"Dẫu gì, Bông Giấy đừng bao giờ nên để mất niềm tin về cuộc đời. Sức mạnh chính là nằm ngay trong niềm tin đó. Đánh mất niềm tin có nghĩa tự mình hủy diệt. Với Bông Giấy, bác luôn nghĩ rằng Bông Giấy là một người có được cái sức mạnh ấy."
Đó là lời nói đầy tình thương của một người cha. Tôi cảm ơn ông.
Trong câu chuyện, ông cho biết là vừa từ ở Cali về:
"Bác cứ chờ dịp lên San Jose thăm Bông Giấy mà chẳng có dịp nào. Phải ở lì Santa Ana. Rốt cuộc tới ngày về, cứ tiếc mãi."
Tôi nói qua điện thoại:
"Lúc này cháu tu bác ạ. Đóng cửa đọc sách, không tiếp giao thiên hạ. Nhân tình thế thái làm cháu chán ngán. Bác qua Santa Ana thấy có gì vui?"
Ông đáp:
"Vui thì vui, nhưng cũng thấy lắm chuyện kỳ cục."
Tôi đồng ý:
"Cali là đất luôn nảy ra những điều kỳ cục. Nhưng theo bác, kỳ cục thế nào?"
Giọng ông sôi nổi:
"Kỳ cục nhất là các câu tuyên bố của ông Phạm Duy."
Tôi cười:
"Tưởng gì, té ra ông Phạm Duy! Ông ấy vốn ăn nói bậy bạ từ khuya, cả nước đều biết."
Ông Lê Hữu Mục la to:
"Lần này khác. Trong một buổi gặp nhau tại nhà ông ấy, có mặt bác, ông Cao Tiêu, Đại tá Chiến Tranh Chính Trị, và ông Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hoạch, giáo sư khoa trưởng Đại Học Văn Khoa Sàigòn thời cũ, ông Phạm Duy đã nói lên những điều vô cùng kỳ cục. Ví dụ ông ấy bảo: 'Chúng nó sao cứ thích nhạc của tôi mà không biết rằng các ca khúc trước kia, tôi đều chỉ sáng tác trong chuồng xí! Bây giờ tôi làm nhạc opéra sang hơn nhiều. Opéra của tôi mà về Việt Nam thì tôi có tới 8 Ái Vân hát chứ không phải một Ái Vân như ở hải ngoại. Chỉ Việt Nam mới có nền âm nhạc chân chính, còn nhạc hải ngoại chỉ là nhạc tào lao!"
Tôi kêu lên:
"Qua tư cách bác và cả 'tư cách' ông Phạm Duy, cháu tin lời bác là thật. Ông ta là một khuôn mặt nổi của nền ca hát Việt Nam, cháu khó thể tưởng tượng được lối nói ông ta lại hồ đồ như vậy."
Ông Lê Hữu Mục tiếp:
"Một câu khác: 'Người ta cứ bảo tôi chống Cộng nhưng thật thì tôi chống gậy!'"
Nói xong, ông Lê Hữu Mục cười to.
Tôi nhớ nhanh ba chữ "tên dâm tặc" một lần Nguyễn Tất Nhiên đã gán cho Phạm Duy trước mặt tôi và Trần Nghi Hoàng. Tôi cũng nhớ câu Mai Thảo bình về Phạm Duy trước một số đông người tại nhà Như Hảo: "Phạm Duy già như thế mà còn làm được cái chuyện ấy thì nó không phải người, mà chính là quỷ!"
[Đầu tháng 9/1995, trong một bữa tiệc tại nhà tôi, có mặt Văn Thanh và vợ chồng Như Hảo, khi nói về cuốn Một Truyện Dài Không Có Tên, Văn Thanh nhận định: "Trong đêm Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại do Du Tử Lê tổ chức tại Santa Ana, tôi gặp gần 50 văn nghệ sĩ, nhưng nhận xét rằng chẳng ai có được cái dũng trong ngòi viết như của Bông Giấy, kể cả tôii nữa. Này nhé, bây giờ nói cụ thể về một buổi họp mặt tại nhà Như Hảo, ông Mai Thảo nói cũng hay và ông Phạm Duy nói cũng hay, bao nhiêu người đều nghe rõ. Vậy mà khi tôi tươm lên báo những gì hai ông ấy nói thì ông Phạm Duy nhảy chồm chồm lên, đe là sẽ cho cái tụi đàn em chúng đánh tôi. Rồi ông ấy gọi cho chị Như Hảo bảo không được đăng bài viết của tôi trên báo chị ấy. Ông nói thẳng rằng không muốn có tên Mai Thảo đứng chung với tên ông ấy. Phạm Duy là một nghệ sĩ lớn nhưng tâm địa hẹp hòi quá. Tôi ca ngợi Phạm Duy thì phải để cuộc đời ca ngợi Mai Thảo chứ."
Và Văn Thanh kể:
"Hôm đó tôi định tổ chức ra mắt cuốn Gái Hà Nội Khóc Ai, có mời cánh Mai Thảo & Du Tử Lê và cả cánh Phạm Duy lên San Jose. Thì cả hai cánh, trừ Du Tử Lê, đều có mặt, luôn Khánh Trường các thứ. Cuộc tổ chức không thành. Cả bọn kéo nhau đến Như Hảo chơi. Tôi ngồi giữa Mai Thảo và Phạm Duy, nhưng không rõ chút gì chuyện hai người này rất ghét nhau. Mai Thảo biết tôi là dân miền Bắc nên hỏi thăm tôi về các văn nghệ sĩ miền Bắc, bảo rằng rất thân với Hữu Loan. Phạm Duy mới kêu tôi ra riêng mà bảo: 'Cái thằng Mai Thảo thì biết chó gì. Chỉ có tôi là thân với các anh em ngoài ấy.' Xong, Phạm Duy tiếp: 'Này, tôi bảo cho chú nghe, một người nếu không có tài thì đừng nên làm nghệ sĩ để mà phải đi xin. Như tôi đây, cả đời tôi sống bằng tiền tôi làm ra. Cho đến bây giờ tôi vẫn sống bằng nhạc của tôi chứ không đi xin của ai để mà sống hết. Bây giờ về Việt Nam bảo Văn Cao , Hoàng Cầm lên sân khấu hát xem có ai thèm đi nghe không? Nhưng tôi về hát, vẫn có nhiều người đến nghe như thường. Như vậy chứng tỏ tôi được nhân dân yêu vì tôi có tài.'
"Khi ấy, tôi đâu nào hiểu câu nói của Phạm Duy là muốn ám chỉ Mai Thảo, lại cứ tưởng ông ấy mắng mỏ mình. ừ thì thôi mình là đàn em, các ông ấy đàn anh, có mắng cũng được. Nào dè sau mới hiểu. Khi Như Hảo kể cho Mai Thảo nghe chuyện đài Mẹ Việt Nam bị dẹp tiệm vì sở hụi chi ra nặng quá, Mai Thảo nói câu nghe rất cảm động: 'Ở đời này không có tiền thì không làm gì được hết!'
"Lúc Mai Thảo đã ra về, anh em còn ngồi lại với nhau, Nguyễn Bá Trạc mới bảo Phạm Duy: 'Nãy giờ anh tra tấn anh em nhiều rồi (ông ấy bắt anh em xem cuốn tape Hồi Ký của ông đến hai tiếng đồng hồ) thì bây giờ anh em bề hội đồng lại anh. Tôi đề nghị mỗi người có quyền hỏi anh vài câu, anh đồng ý không?' Phạm Duy đồng ý. Nguyễn Bá Trạc xin hỏi trước hai câu. Câu một: 'Anh luôn luôn hô hào dân chủ. Mấy chục năm nay anh bắt anh em yêu anh nhiều quá, bây giờ vẫn muốn anh em yêu anh. Vậy anh độc tài hay dân chủ?' Phạm Duy trả lời câu rất hay: 'Bây giờ các anh bảo Đỗ Mười yêu tôi xem nó có yêu không?' Câu hai của Trạc: 'Lúc nãy, trước khi Mai Thảo ra về, tôi có nghe ông ấy nói: Phạm Duy già như thế còn làm được cái chuyện ấy thì hắn không phải người, mà chính là quỷ! Anh nghĩ sao về câu nói đó?' Phạm Duy đáp: 'Có những điều tôi làm được mà Mai Thảo không làm được. Một trong những điều là chuyện ấy ấy.' Khánh Trường la to: 'Anh Phạm Duy bảo làm cái ấy là làm chuyện gì vậy?' Phạm Duy đáp tỉnh bơ: 'Muốn biết thì về hỏi bà xã tôi, bả trả lời cho mà nghe!'
"Sau đó, tôi viết bài ký sự về buổi này. Như Hảo đọc, tâu bẩm sao với Phạm Duy, ông này bèn buộc tôi fax xuống cho ông ấy xem. Đọc xong, ổng fax ngược lên cho tôi một bài dài 9 trang, trong ấy cắt đi gần hết các đoạn nói về Mai Thảo. Nghĩa là Phạm Duy không muốn cho tên Mai Thảo đứng cạnh tên ông ấy. Tôi vẫn cứ đăng, đề tên Mai Thảo, chỉ bỏ đi những đoạn Mai Thảo nói mà Phạm Duy đã cắt. Bài tung ra, Phạm Duy giận lắm, gọi đến tôi đe dọa: 'Tao bảo cho mày biết, không phải chỉ mỗi mày mới là người biết cầm cây viết. Mày mà xuống Santa Ana, tao sẽ cho cái bọn đàn em chúng đánh mày nát xương!'"
Bấy giờ, tôi mới hiểu chữ "chống gậy" của Phạm Duy và cái cười to của ông Lê Hữu Mục qua điện thoại.
Ông tiếp:
"Tuy nhiên, có một câu nữa của Phạm Duy làm bác phẩn nộ hơn cả: 'Tôi không đồng ý với anh về chuyện anh viết Ngục Trung Nhật Ký chống Hồ Chí Minh. Nếu bây giờ tôi về Việt Nam mà Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la, bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình!'"
Ông Lê Hữu Mục thở ra:
"Hôm sau, ông Cao Tiêu mời bác và một số anh em gồm anh Nguyễn Sỹ Tế, ông Lê Văn (khoa trưởng trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn cũ), chú Lê Ngọc Linh (em của bác, Trung tá Chiến Tranh Chính Trị) đến dùng cơm ở quán Nguyễn Huệ. Ông cũng điện thoại mời ông bác sĩ Trần Ngọc Nnh. Ông này nói cố gắng tới, nhưng cuối cùng không tới được. Đưa vấn đề ra trước anh em, ai cũng khó chịu. Phạm Duy là một khuôn mặt lớn của nền ca hát Việt Nam. Lập trường chính trị của ông phải rõ rệt, không thể lèng èng như thế. Anh em bàn với nhau là cần phải có người lên tiếng về những gì Phạm Duy đã tuyên bố. Nhưng cái khổ là ai cũng già, tánh hay cả nể, thành ra không biết sự việc sẽ đi đến đâu?"
Tôi hỏi:
"Xin bác cho biết tại sao bác tin mà kể cháu nghe những chuyện như vậy? Bác không sợ cháu sẽ viết cả ra trên giấy trắng mực đen sao?"
Ông Lê Hữu Mục la to:
"Thật tình bác cũng đẵ có ý đó. Bác nói chuyện này với một ông bạn là Tiến sĩ Toán ở Montréal. Ông bảo bác: 'Chúng mình đều lớn tuổi, mở miệng mắc quai. Cái tâm Bông Giấy sáng hơn chúng mình nên cô ấy dám viết ra mọi sự thật. Mình thua Bông Giấy ở điểm ấy'."
Và ông Lê Hữu Mục kể:
"Vài tháng trước, vợ chồng ông Hà Thượng Nhân qua Canada, có tìm đến thăm bác. Trong câu chuyện, bác hỏi: 'Tôi thấy anh vẫn ưu ái Bông Giấy. Vậy, nơi Bông Giấy có gì đặc biệt để anh phải đối xử như thế?' Ông Hà Thượng Nhân trả lời: 'Bông Giấy là người làm được cái việc mà đám già như chúng mình chẳng ai dám làm. Đó là viết ra tất cả mọi sự thật dơ bẩn của giới văn nghệ Việt Nam hải ngoại. Bông Giấy hơn chúng mình điểm ấy."
II.
Câu chuyện điện thoại với ông Lê Hữu Mục để lại trong tôi một ấn tượng khá nặng nề, kéo dài suốt nhiều tháng ngày kế tiếp. Đúng, Phạm Duy là một khuôn mặt nổi của nền ca hát Việt Nam từ thời kháng chiến chống Pháp trở lại đây. Nhưng có một điều đúng hơn mà ít người biết: "Kể riêng về mặt âm nhạc, Phạm Duy không thật sự lớn như quần chúng đã ưu ái suy tôn ông."
Tôi là một người được sinh ra và lớn lên trong cái nôi âm nhạc truyền thống của gia đình. Tôi tốt nghiệp violon nhạc cổ điển Tây Phương trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sàigòn năm 1967, dưới quyền giám đốc của ông Đỗ Thế Phiệt, trực thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa thời ông Mai Thọ Truyền. Từ đó đến nay, tôi vẫn tiếp tục học và nghiên cứu âm nhạc qua nhiều hình thức và với nhiều vị giáo sư khác nhau, từ Việt Nam đến Âu Châu. Trên lãnh vực âm nhạc, được giao tiếp nhiều người tài giỏi, nhìn lại ông Phạm Duy, tôi không cho rằng ông xứng đáng với ba chữ "khuôn mặt lớn" của nền ca hát Việt Nam.
Một nhạc sĩ sáng tác lớn phải hội đủ những điều kiện sau:
1/ Thông Suốt Ký Âm Pháp.
Trong nhạc Đông phương, nói về Thúy Kiều, Nguyễn Du đã viết: "Cung, Thương làu bậc ngũ âm", thì phía nhạc Tây phương, Mozart, Beethoven khi viết các symphonie, concerto, opéra, và nhiều thể loại khác, đã chứng tỏ được sự siêu đẳng của mình trên phần ký âm pháp. Cá nhân Phạm Duy cho thấy không có được trình độ như vậy. Sáng tác của ông chỉ quanh đi quẩn lại là các ca khúc rất đơn giản, âm sắc bình thường, bài nào cũng có cái "air" giống nhau một cách đơn điệu nhàm chán. Phần kỹ thuật chẳng đưa ra được tính phá cách cần thiết trong nghệ thuật sáng tạo. Nếu nói cho đúng, ca khúc của ông thành công là do thinh điệu phong phú của tiếng Việt, hay do sự đẩy đưa ngân nga trong sự trình bày của ca sĩ. Nếu che đi hết phần lời trong các ca khúc, chỉ tấu lên phần mélodie bằng âm thanh một nhạc khí nào đó, người ta sẽ dễ dàng nhận ra sự nghèo nàn trong âm nhạc Phạm Duy.
2/ Điêu Luyện Nhạc Khí.
Trong khi Thúy Kiều của Nguyễn Du: "Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương" thì các soạn nhạc gia quốc tế, từ cổ sang kim, từ Mozart, Beethoven, Chopin, Schubert đến John Lennon, Elvis Presley, Nat King Cole, Ray Charles đều là những tay instrumentiste chuyên nghiệp, mỗi người có thể sử dụng vững vàng từ một đến hai, ba thứ nhạc khí khác nhau. Riêng Phạm Duy, thử hỏi ông thông làu được loại nhạc khí nào, nếu không chỉ là các hợp âm guitare loại "sol, do, mi" ông có từ thời còn làm nghề hát dạo? Hơn nữa là vài ngón dương cầm võ vẽ học lóm trong một lớp dự thính tại Consevatoire de Paris, nhờ sự quen biết gửi gắm của ông anh Phạm Duy Khiêm, ông mới được có mặt? Dạo về sau, ông cũng biết sử dụng chút ít keyboard, loại nhạc khí thời trang mà mọi phần hòa âm phối khí trên ấy (được viết ra và ghi lại từ tài năng kẻ khác) đều đã được lắp ráp sẵn?
3/ Sáng Tác.
Sáng tác đây đề cập ở hàng giá trị thật sự và có tầm vóc lớn. Giống như lời ông Hàn Vĩ từng viết ca tụng và đăng trong tác phẩm Bầy Chim Bỏ Xứ (của Phạm Duy), "Tác phẩm của anh Phạm Duy phần lớn mang thể loại ca khúc, dù là những tác phẩm có tầm vóc lớn như những thể loại trường ca và tổ khúc, cũng đều mang tính chất của loại nhạc có lời ca", thì rõ ràng các sáng tác của Phạm Duy, dẫu dựa trên nhiều đề tài, từ tình yêu trai gái đến tình tự dân tộc, chỉ đều là những sáng tác phải cần đến lời ca mới tới được gần quần chúng. (Rất nhiều bài phổ từ thi ca của các thi sĩ). Giá trị âm nhạc thật sự hoàn toàn thiếu, đừng nói gì đến những từ ngữ rất sáo rỗng như "vua nhạc" (lời Đào Mộng Nam), "Đại tác phẩm", "Đệ nhất nhạc sĩ trong làng nhạc Việt Nam", "Một điểm 'chúng ta' (sic!) có thể khẳng định là không ai, cho tới hàng trăm năm sau có thể làm được những lời hát tuyệt vời như một Phạm Duy." (Nguyên Thi).v.v.. và v. v. được đa số các người mà "một note nhạc bẻ làm đôi cũng không biết" đã trơ trẽn gán cho ông ta. Có lẽ chính ngay tác giả của những từ ngữ ấy khi đặt bút thành bài ca tụng Phạm Duy, cũng chẳng hiểu mình đang viết cái gì nữa!
Giống như các trường ca khác, trong trường ca Hàn Mặc Tử (khiến Phạm Duy rất đắc ý), sự hợp nhất của tư tưởng âm nhạc bị hỏng hoàn toàn khi mà phần hòa âm lại do Duy Cường, con trai ông, soạn, dựa theo phần ca khúc của ông. Ngoài ra, phần basse trở thành què quặt. Chant de basse không có.
Riêng với Minh Họa Kiều, hòa âm cũng do Duy Cường soạn, chèo cổ không ra chèo cổ, ả đào không ra ả đào, tân nhạc chẳng ra tân nhạc, ngâm thơ chẳng ra ngâm thơ. Có thể gọi đó là một loạt âm thanh tạp-pí-lù, vô hồn, trộn lẫn giữa tiếng vang của các nhạc khí dân tộc với tiếng vang của âm nhạc điện tử. (Âm thanh vô hồn có nghĩa rằng âm thanh được cấu tạo bằng MÁY mà không là truyền đạt từ trái tim và đôi bàn tay người nhạc sĩ trình diễn.) Có nhiều đoạn chát tai vì tiếng rít của cái keyboard được vặn lên ở mức độ cao. Ngồi nghe suốt một cuốn tape nhạc dài 60 phút, thấy phần lời hát (rút từ lời thơ của cụ Nguyễn Du) quá nặng so với phần đàn, Minh Họa Kiều chỉ gợi cho tôi cảm giác đơn điệu, buồn nản, chẳng chút rung động và không thể tìm ra được điều gì mới lạ.
Tóm lại, qua nhạc phẩm Phạm Duy, nhất là ở các trường ca, chủ đề Đông phương không ăn khớp với phần hòa âm cóp nhặt của Tây phương, làm nên một kiểu âm nhạc "ông nói gà bà nói vịt", tạo cho người nghe cảm giác khó chịu và giả tạo. Mozart khi viết một symphonie hay một opéra đâu chỉ viết riêng phần violon hay soprano thôi, mà còn viết các phần khác bằng chính ngay tư tưởng và tài năng ông có. Do đó, bản sáng tác mới thống nhất được cái tuyệt diệu của nó, trở thành một khối âm thanh diễn tả sự thuần nhất tư tưởng và tình cảm của tác giả.
4/ Nhạc Lượng (Valeur musicale):
Nói về tài đàn của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:
"Khúc nhà tay lựa nên xoang
Một thiên Bạc Mệnh lại càng não nhân"
Sự rung động đánh ngay vào tâm hồn thính giả là điều rất cần thiết trong âm nhạc. Xưa, nghe Prélude No. 5 en Ré bémol Majeur của Chopin, người ta đâu cần ông phải viết ra thành lời mới cảm thấy buồn rười rượi theo từng note phát ra từ chiếc dương cầm, vang lên như tiếng mưa rơi ngoài hiên lạnh, hoặc cùng ông tưởng tượng tiếng mưa đang rơi từng giọt xuống trên nắp chiếc quan tài? Nghe đoản khúc Le Cygne trong sáng tác Carnaval des animaux của Saint Saens, đâu cần có lời mới biết được sự giẫy chết đau đớn cuối cùng của con thiên nga trên chiếc hồ rộng? Nghe Ouverture Egmont của Beethoven, đâu cần lời mới hình dung ra được sự hùng tráng của một cuộc chiến ngoài trận địa?
Đọc Nguyễn Du, biết tài âm nhạc của Thúy Kiều đã lên đến hàng tột đỉnh:
"Khúc đâu Hán Sở chiến trường
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau
Khúc đâu Tư Mã phượng cầu
Nghe ra như oán như sầu phải chăng
Kê Khang này khúc Quảng lăng
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân
Quá quan này khúc Chiêu Quân
Nửa phần luyến Chúa, nửa phần tư gia
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa"
Tài âm nhạc này đã làm cho Kim Trọng:
"... phải ngơ ngẩn sầu
Khi tựa gối khi cúi đầu
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày"
Hay khi đàn cho vợ chồng Thúc Sinh nghe, thì:
Bốn dây như khóc như than
Khiến người trên tiệc phải tan nát lòng."
Tài đàn đã đến độ:
"Một cung gió thảm mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay
Ve ngâm vượn hót nào tày"
Đến khiến Hồ Tôn Hiến phải "nhăn mày châu rơi"
Thử hỏi trong quá trình nhạc Phạm Duy, có bản nào gây được trong tâm hồn thính giả những rung động đích thực và dữ dội như các nhà soạn nhạc kia, và cả Thúy Kiều, đã tạo?
5/ Chủ Đề.
Nguyễn Du khi viết về tài âm nhạc của Thúy Kiều đã không chỉ đóng khung trong việc Thúy Kiều tài ba trên ngón đàn thôi, còn là tài ba trên cả sự sáng tác và chủ đề sáng tác. Thiên Bạc Mệnh của Thúy Kiều, cũng như Symphonie Pathétique của Tchaikovski, Revolutionnaire của Chopin, Symphonie Inachevée của Schubert, Marriage de Figaro của Mozart, Symphonie Số 5 của Beethoven..v.v.. đều dựa trên những chủ đề lớn của nhân loại (Thiên Nhiên, Định Mệnh, Con Người). Trong Symphonie Số 9, dẫu chủ đề là Niềm Vui hày Tình Bạn, và có cả lời ca, nhưng lời ca này đã được Beethoven viết ra bằng một trong những thể loại cao của âm nhạc là choeur (đồng thanh).
Chủ đề trong âm nhạc Phạm Duy không nói lên được tính chất vĩ đại của nhân loại, mà chỉ quanh đi quẩn lại với cái tôi của những cặp tình nhân (Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời, Kiếp Nào Có Yêu Nhau, Nghìn Trùng Xa Cáchẩ), cái tôi của chính ông (các bài Tục Ca). Với các bài dân ca, ông lại luôn "lập lờ đánh lận con đen" khiến thính giả cứ ngỡ phần lời không phải là ca dao, mà do chính ông soạn. (Ví dụ bài Cái Trống Cơm). Thảng hoặc có bài phô bày một bối cảnh xã hội, như bài Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà thì ông cũng phải mượn lời từ một bài thơ nổi tiếng của Hữu Loan mới hoàn thành được sự nổi tiếng cho phần nhạc.
Hoặc tệ hơn, bài Kỷ Vật Cho Em vẽ ra phần nào hình ảnh tang thương của cuộc chiến Nam Bắc Việt Nam, ông đưa phần nhạc thê thiết vào với những dòng thơ ủy mị tang tóc (mà ông đã cố ý "cầm nhầm") của tác giả Linh Phương, tạo nên một ảnh hưởng vô cùng bất lợi cho phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa khi ấy đang ở vào giai đoạn chiến tranh sôi bỏng nhất, cuối thập niên 1960.
Riêng những ca khúc được giới sinh viên học sinh ưa thích như Em Hiền Như Ma Soeur, Thà Là Giọt Mưa, Hai Năm Tình Lận Đận, phổ nhạc từ thi ca Nguyễn Tất Nhiên, lại là kết quả của một vụ kiện tác quyền đầu tiên mà Phạm Duy phải đền cho thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên. Vụ kiện này xảy ra vài tháng trước khi Miền Nam Việt Nam mất vào tay Cộng Sản và cho đến nay các nhà văn, nhà báo hải ngoại vì nể nhà nhạc sĩ "lớn họng" mà quên đi luôn tâm huyết của một thi sĩ "bé miệng" đã quá cố. Vào thời điểm ấy, Nguyễn Tất Nhiên yêu cầu Phạm Duy phải ghi tên mình vào trên những bản nhạc phổ từ thi ca Nhiên, nhưng Phạm Duy vẫn lờ đi, lại còn cả tiếng mắng rằng: "Không có tao thì ai biết đến mày!" Lúc đó, Nguyễn Tất Nhiên còn rất trẻ, nhưng gia đình ông vì uất ức thái độ xấc xược của Phạm Duy nên đâm đơn kiện Phạm Duy. Kết quả, Phạm Duy phải đền cho Nguyễn Tất Nhiên một khoảng tiền không nhỏ (* Viết theo tài liệu của Hoàng Dược Thảo, báo Sàigòn Nhỏ).
Trên phương diện chủ đề, chưa kể các nhạc sĩ tiền chiến khác, so với Phạm Đình Chương và Trịnh Công Sơn, ông cũng đủ bị xếp vào hàng DƯớI.
Năm 1960, trong một buổi đại hội, giới sinh viên Văn Khoa Sàigòn từng tuyên bố: "Phạm Duy đã chết!" Báo chí phỏng vấn điều này, sinh viên trả lời: "Nhạc Phạm Duy bây giờ ủy mị quá; ông chỉ viết theo thị hiếu quần chúng mà chẳng nói lên được tư tưởng nào mới, không còn lành mạnh như những bản ông đã làm ra trong thời Kháng Chiến."
Năm 64- 65, Trịnh Công Sơn được bạn hữu tổ chức buổi ra mắt đầu tiên trước quần chúng tại khu đất trống sau lưng trường Văn Khoa Sàigòn cũ (nay là Thư Viện Quốc Gia). Trước một đám đông đến mấy nghìn người gồm đủ thành phần văn nghệ sĩ, trí thức, sinh viên, học sinh, Trịnh Công Sơn xuất hiện với cây đàn guitare trên tay, cất lên giọng hát mình trong hai mươi ca khúc nói về quê hương, ước mơ hòa bình. Những bản nhạc về sau được mệnh danh là "nhạc phản chiến". Buổi hát rất thành công, để lại một ấn tượng tốt đẹp cho người trình bày lẫn người nghe. Trong phần giải lao, Phạm Duy xuất hiện trên bục gỗ, đề nghị xin hát một bài góp vui. Trong không khí đang trầm lắng sau những bài nhạc nói về bom đạn và những vết thương trên thân thể quê hương, Phạm Duy đã cùng khoảng vài chục đệ tử trong nhóm Du Ca của ông đồng ca bài "Sức Mấy Mà Buồn", một bản nhạc mang đầy tính khôi hài và giễu cợt một cách thiếu đứng đắn. Về sau, trên báo Văn lúc ấy có tường thuật buổi trình diễn của Trịnh Công Sơn và cũng đã lên án nghiêm khắc về trò đùa và phá phách không đúng chỗ của một người đã quá nổi tiếng lúc bấy giờ. (1)
Tôi cũng được nghe câu chuyện từ ông Lê Hữu Mục kể: "Phạm Duy một lần nói với ông Tiến sĩ Trần Văn Đoàn, giáo sư đại học Đài Loan: 'Nếu tôi ở Nhật, người Nhật sẽ nuôi tôi suốt đời vì tài âm nhạc của tôi.' Ông Trần Văn Đoàn hỏi lại: 'Thế anh có biết chính phủ Nhật đã nhiều lần mời Trịnh Công Sơn sang Nhật và trả cho Sơn một giá rất hậu không? Anh bảo anh có tài, vậy tại sao họ lại chẳng mời anh?'"
III.
Trình bày 5 tiêu chuẩn tiêu biểu nói trên, tôi chỉ muốn đưa ra một chứng minh nhỏ rằng Phạm Duy CHƯA xứng gọi là khuôn mặt LớN NHẤT của nền âm nhạc Việt Nam như ông luôn luôn huênh hoang tự nhận và như lời ca tụng của nhiều người bạn ông. Ở đây, tôi không hoàn toàn chối bỏ khả năng âm nhạc của Phạm Duy, nhưng cái khả năng đó chưa thể gọi là ĐỦ để tạo cho ông một chỗ đứng xứng đáng trong làng âm nhạc quốc tế. Địa vị mà ông đặt được trựớc kia trong riêng Miền Nam và hiện nay trong cộng đồng người Việt hải ngoại, phải kể rằng phần lớn nẩy sinh từ tính dễ dãi của quần chúng Việt Nam. Dân tộc Việt Nam vốn nổi tiếng hiếu hòa.
Dưới cái nhìn quốc tế, người Việt Nam thường được xem là biểu tượng của sự vui vẻ và rộng lượng. Sự rộng lượng này được chứng minh trên nhiều hình thức, cơ hội. Điển hình, trong một cuốn vidéo bày bán công khai ở hải ngoại, quay buổi trình diễn tái ngộ của nữ ca sĩ Thái Thanh với thính giả Việt Nam ở Mỹ, tổ chức tại Santa Ana, miền Nam California, Thái Thanh lên sân khấu hát bản Dòng Sông Xanh, một nhạc phẩm nổi tiếng của J. Strauss, Phạm Duy phổ lời Việt. Bản này vốn cung Ré Trưởng có những note rất cao dành cho phần premier violon. Qua giọng Thái Thanh, nhạc sĩ phải chuyển xuống thành Sib Trưởng; giọng hát bà ở vào thời kỳ già yếu, không lên đúng cao độ, nên nghe rất "phô". Thế nhưng khi dứt bản nhạc, gần như toàn thể thính giả đều bắt chước đám quan khách thân cận cò mồi của gia đình Phạm Duy ngồi ở hàng ghế đầu, đứng bật cả lên để vỗ tay ca ngợi bà. Điều này cho thấy tinh thần người Việt Nam, ngay cả những người đã ra tới hải ngoại rồi, vẫn tỏ ra dễ dãi và rộng lượng trước nghệ thuật và nghệ sĩ.
Song song với cái nghèo và sự chậm tiến truyền đời của dân tộc, những đức tính kể trên của quần chúng Việt Nam đã tạo được cho Phạm Duy một chỗ đứng rất cao từ biết bao chục năm nay. Cuộc sống cá nhân và gia đình ông cũng được ưu đãi từ đó. Nhưng thử hỏi, ông đẵ trả lại được những gì cho quần chúng? Tên tuổi ông nổi lên nhờ quần chúng thì ông lại bảo các bản nhạc quần chúng yêu thích xưa nay của ông chỉ là làm ra trong chuồng xí! Quê hương rơi vào tay Cộng Sản, gần hai triệu người bỏ ra đi, lây lất khắp nơi trên thế giới, có những người rất cùng túng, trong khi ông và gia đình vẫn phè phỡn trong một cảnh sống sung túc ở miền Nam Cali, thì ông lại bảo: "Nếu Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la mà bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình!" Đó là những cái tát phũ phàng của Phạm Duy vào mặt quần chúng Miền Nam Việt Nam, những người đã đưa tên tuổi ông lên từ mấy chục năm qua.
Sĩ khí là điều rất cần thiết cho một nghệ sĩ, nhất là với một nghệ sĩ lớn. Thật đáng tiếc, điều này không có trong ông Phạm Duy. Ông luôn tự hào ốvà được bạn bè ông bốc thơm- rằng ông là một "đại nghệ sĩ", nhưng ông sẵn sàng ngửa tay nhận 5.000 đô la một cách khúm núm, để rồi vào đêm 29/12/1996, cùng với một số ca nghệ sĩ "lớn" (?!) của thủ đô tị nạn Nam Cali làm cái hành động đứng giữa sân khấu Long Beach Convention Center, xưng tụng một người đàn bà điên khùng không ra gì như bà Thanh Hải bằng những danh từ vô cùng bóng bẩy. Khoảng hơn một tuần sau đó, ông lại lên một đài phát thanh Việt ngữ ở Nam Cali, ca ngợi không tiếc lời những dòng "thi ca" trác tuyệt của bà này, điều dễ dàng làm đỏ mặt bất cứ ai còn chút tự trọng trong mình.
Và nghệ sĩ vốn thường mangcá chất cao ngạo. Nhưng với ông Phạm Duy, chữ cao ngạo này trở thành tự cao tự đại một cách hợm hỉnh, giả trá. Có lần tôi được nghe ông Lê Hữu Mục kể: "Trong một cuộc trình diễn ở Đức, Phạm Duy tuyên bố giữa nhiều người: 'Nhạc của tôi không thua gì các symphonie của Beethoven.' Ông giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Đoàn bèn hỏi Phạm Duy: 'Anh bảo nhạc của anh không thua gì các symphonie của Beethoven. Vậy xin hỏi, anh có phân biệt nổi thế nào là một symphonie với một concerto không?' Phạm Duy cứng họng không trả lời được. Cũng theo lời ông Trần Văn Đoàn, lầnkhác, có mặt Đặng Thái Sơn. Phạm Duy hỏi Sơn: 'Tại sao cháu chỉ đàn nhạc Chopin mà không đàn nhạc của bác? (là Phạm Duy)' Đặng Thái sơn ngoảnh mặt bỏ đi, không thèm trả lời.
Những điều trên, ông Trần Văn Đoàn kể lại cho ông Lê Hữu Mục nghe nhân dịp gặp nhau giữa hai người tại Đại Học Hè Thụy Sĩ 1997. Ông Trần Văn Đoàn phê bình: "Phạm Duy hỗn! Đến ngay quê hương Beethoven mà lại dám bảo nhạc của mình không thua gì nhạc Beethoven!"
Cách đây ba năm, trong một buổi trình diễn nhạc Phạm Duy ở Texas, đa số khán giả đã phẫn nộ khi nghe Phạm Duy tuyên bố giữa sân khấu: "Văn Cao sao bằng được tôi?" Hôm ấy có tin nhạc sĩ Văn Cao vừa từ trần tại Hà Nội. Hình ảnh nhà nghệ sĩ chân chính sống trong nghèo túng, không có đất đứng, bước đi xiêu vẹo trong xã hội CS qua nhũng cuộn băng vidéo phổ biến tại hải ngoại đã làm mọi người thật ngậm ngùi khi nhìn lại khuôn mặt bóng nhẫy trâng tráo đầy vẻ xôi thịt của Phạm Duy. Họ đứng lên ra về ngay. Tiếc thay, điều ấy hình như cũng không dạy được cho Phạm Duy một bài học nào.
IV.
Nói về sự tự cao tự đại của Phạm Duy, không bút mực nào viết cho hết được. Tuy nhiên, khi sự tự cao tự đại lên đến hàng tự nhận "Các ca khúc quần chúng yêu thích và tôn vinh xưa nay đều được viết ra trong cầu tiêu!" thì quả là tôi không còn ý kiến! Ngày xưa Cao Bá Quát lừng lẫy về thi tài lẫn cả niềm cao ngạo, nhưng thật sự, đối tượng cho nỗi cao ngạo của nhà thơ chỉ hạn chế trong giới vua chúa cầm quyền mà không là quần chúng. Chưa một bài thơ, một lời nào của Cao Bá Quát lưu lại trong sử sách cho thấy ông có chút nhỏ lòng khinh miệt hay chống lại quần chúng. Phần Beethoven khi nghe tin Napoléon tự phong mình là Hoàng Đế nước Pháp, đã nổi giận xé nát bản Symphonie Số 3 lúc trước được đề tặng cho Napoléon. Thế nhưng, trong suốt dòng nhạc vĩ đại của Beethoven, chẳng bất cứ sáng tác hay tư tưởng nào cho thấy có sự phản bội lại quần chúng đã yêu quý ông.
Như đã nói, quần chúng Việt Nam vốn dễ dãi và rộng lượng. Người dân Việt Nam dẫu ra tới hải ngoại rồi vẫn còn lưu giữ trong tâm hồn cái truyền thống trọng Kẻ Sĩ của nghìn xưa. Dưới mắt họ, Phạm Duy điển hình cho một Kẻ Sĩ. Chỉ một điều buồn là Phạm Duy không đạt được tới chút nhỏ giá trị cao quý của hai chữ Kẻ Sĩ. Ông không phải là một Kẻ Sĩ trên đủ mọi mặt. Ông không có được cái Dũng, cái Chân, cái Nhân và cái Thiện rất cần thiết cho một nghệ sĩ chân chính. Ông chỉ biết tôn thờ cái Tôi của chính ông. Ông khai thác tối đa cái Tôi ấy trên nhiều hình thức. Đó là quyền của ông. Nhưng ông không có quyền phản bội lại quần chúng đã ưu ái ông, đem miếng ăn, đem cả hào quang cho ông để mà tự hãnh. Ông không có quyền chà đạp lên sự đau khổ của nhân dân Miền Nam bằng một câu nói rất là ít hiểu biết và vô trách nhiệm so với tên tuổi ông: "Nếu Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la mà bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình!"
Ngoàitính dễ dãi và rộng lượng của quần chúng Việt Nam trong cái nhìn về nghệ thuật, phải nhấn mạnh thêm về sự THIếU HIểU BIếT của những người chung quanh gần cận Phạm Duy, do đó, danh vọng của ông mới đạt được và đứng vững suốt mấy chục năm qua. Mới đây, tôi có đọc một bài báo đăng trên tờ nguyệt san Việt Nam, xuất bản ở Canada, số 11 tháng 8/1997, có đoạn như sau: "Minh Họa Kiều thật sự là một tác phẩm symphonie Việt Nam có khả năng tạo thêm sinh lực đưa truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đi xa hơn vào tương lai trong thế giới văn minh kỹ thuật hiện đạiẩ" (Trích bài "Phạm Duy Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hóa Việt Nam Và Lời Cảm Ơn".)
Đọc câu trên, những ai có lòng tự trọng không khỏi khó chịu và nổi giận thầm. Nguyễn Du là người duy nhất đã dám đi ngược lại và đương đầu với phong trào tư tưởng Nho giáo suy đồi thời đó để xây dựng lại một nền tư tưởng có tính Việt Nam; người đã một mình canh tân thể thơ lục bát, làm mới tiếng Việt. Bây giờ nhữmg gì ông đưa ra cách đây hơn 200 năm vẫn hợp thời, và ông được cả thế giới công nhận là đại thi hào. Tác phẩm Truyện Kiều của ông, năm 1967, đã được UNESCO xếp vào hàng một trong 7 tác phẩm lớn nhất của thế giới.
Còn Phạm Duy? Thử hỏi ông đã làm gì để rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam trước cái nhìn quốc tế? Những ca khúc hay trường khúc được ông tự nhận và bạn bè ông ca tụng là sự "xây dựng một nền âm nhạc mới cho Việt Nam"; điều đó có đúng chăng? Có nên kể rằng những bản nhạc lai căng nửa Tây nửa Việt, cóp nhặt chỗ này một ít ngũ cung, chỗ kia một ít hợp âm Âu Mỹ, là độc đáo, mang bản sắc dân tộc, hoặc là một nghệ thuật mới? Tôi khẳng định KHÔNG!
Vì vậy, đọc những lời ca tụng đại loại như trên, tôi thật rất buồn cho chữ nghĩa Việt Nam và cái "sĩ khí" của những người còn biết cầm cây viết để viết lên những dòng chữ bằng tiếng Việt Nam! Ở đây, khoan kể đến câu "Hiểu thế nào là một symphonie?" như ông Trần Văn Đoàn đã hỏi Phạm Duy một lần ở Đức, nội cái việc đưa tên tuổi Phạm Duy đứng cạnh tên tuổi cụ Nguyễn Du cũng đã là một việc nhục nhã và chẳng nên làm chút nào đối với những ai còn chút liêm sỉ trong người.
Chuyện ông Phạm Duy là một loại truyện dài Nhân Dân Tự Vệ. Tôi là một người Việt Nam 100% nên cũng có tinh thần dễ dãi truyền đời trong máu huyết. Từ lâu, tôi chán không muốn nghĩ đến, và cũng không muốn nghe các bản nhạc từ thời 1960 trở đi của ông. Nhưng đến một lúc nào, tôi ngạc nhiên tự hỏi, một người đã quá già như thế (ông tự nhận là bạn cùng thời phiêu bạt với ông thân tôi, đã chết cách đây 40 năm), sao tư cách lại còn có thể làm cho đám hậu sinh như tôi phải đặt vấn đề?
Thật sự, tôi không phủ nhận sự đóng góp của ông đối với dân tộc trên lãnh vực âm nhạc. Việt Nam là một quốc gia nghèo nàn, chậm tiến. Tất cả các đóng góp của mọi người dân đều cần thiết. Thì với khả năng ông (tôi dùng chữ "khả năng" mà không là "tài năng") chỉ thu hẹp trong một giới hạn nào đó, cũng là điều đáng hoan nghênh. Nhưng nếu ông chịu nhận biết mình đang ở mức độ nào trong sự đóng góp và vị trí nào trong thế giới âm nhạc phong phú, quần chúng và cả tôi nữa sẵn sàng hết lòng ủng hộ ông. [Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, có những ngôi sao xuất hiện không lâu trên bầu trời ca khúc, nhưng không ai chối bỏ rằng các ngôi sao ấy đã sáng và sẽ còn sáng mãi, như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Dzoãn Mẫn, Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Phan Huỳnh Điểu) Nhưng bởi vì Phạm Duy tự đem mình so sánh với Beethoven, và có những người đặt ông cao bằng Nguyễn Du, thì ông phải có bổn phận chứng minh cho quần chúng thấy được cái "vĩ đại" của ông một cách xác thật. Bài viết này không đi ra ngoài mục đích đó.
V.
Nhìn lại dòng thời gian từ 1954 trở đi, Việt Nam có cái gì mới đáng để hãnh diện với thế giới? Và từ 1975 trở lại đây, vô số người Việt Nam đã đặt chân được tới bến bờ tự do, tiếp xúc biết bao trào lưu văn học nghệ thuật mới của thế giới, nhưng nói riêng về ngành âm nhạc và nói chung về các ngành nghệ thuật, Miền Nam Việt Nam có được sự tiến bộ nào chăng? Xin trả lời KHÔNG!
Trong một buổi họp mặt âm nhạc do giáo sư Tạ Văn Toàn tổ chức năm 1985 tại Montréal, Canada, có cả sự hiện diện của giáo sư Lê Hữu Mục, một vị khách ngoại quốc đã đưa ra câu hỏi: "Tại sao trong nhạc Việt Nam chẳng thấy có sáng tác nào lớn ngoài những ca khúc không quá hai trang giấy nhỏ?" Giáo sư Tạ Văn Toàn trả lời: "Việt Nam chỉ có các ca khúc chứ đâu đã thực sự có âm nhạc. Vì vậy nhạc phẩm lớn làm sao xuất hiện được?"
Lỗi này do ai? Tôi cho rằng phần lớn là do những người có cơ sở, thế lực, địa vị trong các lãnh vực này. Quần chúng Việt Nam hải ngoại ưu đãi, tôn vinh họ, dành cho họ những chỗ đứng xứng đáng, nhưng đáp lại, họ chẳng làm gì để trả lại quần chúng ngoài sự vinh thân phì gia của chính họ và những cái tát phũ phàng nào đó trong sự bắt tay NGầM hay CÔNG KHAI với Cộng Sản hoặc phía ngoại bang.
Thực sự tôi không tin ông Phạm Duy là một người thân Cộng, nhưng ông cũng không phải là một người chủ trương chống Cộng. Ông từng tự nhận mình "chống gậy" mà không chống Cộng! Theo như ông Lê Hữu Mục nhận định, đường lối chính trị của Phạm Duy rất lèng èng, không rõ rệt. [Trong tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ, ông phân biệt hai loại chim hiền và chim ác, ví như hai phía quần chúng quốc nội (trong số có cả những người Cộng Sản thứ thiệt), với quần chúng hải ngoại. Chim ác ở lại. Chim hiền bỏ tổ bay đi. Nhưng đến một hồi, ông Phạm Duy lại kêu gọi hai bầy chim vầy họp với nhau!]
Cá nhân tôi nghĩ, do bởi trình độ tư tưởng chính trị thấp kém và bởi không có kiến thức về các danh từ chính trị và ngoại giao mà Phạm Duy đã vô tình bị Cộng Sản lợi dụng bằng chính những danh từ. Ví dụ, đối với người quốc gia, Hòa Bình có nghĩa là chấm dứt chiến tranh. Nhưng đối với Cộng Sản, Hòa Bình phải là chấm dứt tư bản, làm tư bản tan rã. Cộng Sản đề ra chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, nhưng thật sự đó chỉ là những cái mặt nạ che giấu mưu đồ tồi tệ, làm lợi cho lực lượng cầm quyền Cộng Sản và mở rộng quan điểm xã hội chủ nghĩa của họ. Còn trên thực tế Việt Nam từ xưa tới nay chỉ có lý tưởng dân tộc chứ làm gì có chủ nghĩa dân tộc?
Tính dân tộc thuần túy trong long người Việt Nam và chủ nghĩa dân tộc do Cộng Sản đề ra, khác nhau xa. Một người mang tính dân tộc thì lúc nào cũng nghĩ đến dân tộc, điển hình qua các hình ảnh thân thiết của quê hương. Nhưng chủ nghĩa dân tộc lại được giải thích theo Duy Vật sử quan, và các khái niệm về dân tộc đẵ bị bóp méo hoàn toàn. Cộng Sản thường đưa ra những hình ảnh dễ đi vào lòng người, dựa trên Truyện Kiều, trên ngũ cung, trên dân gian. Cộng Sản hay nói đến hình ảnh người nông dân, nhưng trên thực tế có bao giờ thấy họ đề cao dân quê? Đối với họ chỉ có công nhân là quan trọng, còn dân quê bị liệt vào hàng có tội với nhân dân vì đã sản xuất lúa gạo cung ứng cho giặc, cho tư bản. Muốn được nhìn nhận, người nông dân phải vào hợp tác xã do nhà cầm quyền làm chủ.
Cũng vậy, lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước khác nhau. Một người mang lòng yêu nước thì lúc nào cũng bận tâm đến đất nước, mong làm sao cho đất nước tiến lên trên đủ mọi mặt. Nhưng trong chủ nghĩa yêu nước mà Cộng Sản đề ra là đã có sự khát máu, giết người. Dân tộc Việt Nam vốn mang truyền thống hiếu hòa, nhưng khi có ngoại xâm lại cũng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương. Tuy nhiên, qua lối phân tích của Cộng Sản, người Việt Nam bao giờ cũng hiếu chiến (chống Tàu, chống Pháp, chống Mỹ, thậm chí chống luôn tất cả những ai cùng màu da huyết thống, nếu không là Cộng Sản thì phải là Ngụy!) Kiểu nói của Cộng Sản là kiểu nói khích động quần chúng, khai thác triệt để long hiếu chiến của quần chúng. Phong trào quần chúng cũng bị Cộng Sản giải thích sai. Trong quần chúng, có những nhóm ô hợp, nhưng cũng có những nhóm nổi lên vì chính nghĩa. Tất cả những việc lao động của dân đều mang tính chất góp phần vào lực lượng sản xuất chung; thì tinh thần này lại bị Cộng Sản cho là phục vụ kẻ bóc lột.
Phạm Duy không hiểu những điều ấy, không am tường ý nghĩa các danh từ mà Cộng Sản đã đề ra. Ông cứ ngỡ Cộng Sản nghĩ về Dân Tộc hay Lòng Yêu Nước cũng giống như những người Việt thuần túy đã nghĩ. Ông không biết rằng Cộng Sản chỉ muốn đánh lừa người dân Miền Nam ốnhất là người Việt hải ngoại- bằng các hình ảnh rất dân tộc, mà thật thì chỉ là muốn tiêu diệt người Quốc Gia. Vì vậy, ông bị lầm và bị lợi dụng một cách vô tình hay hữu ý. Ông đưa ra trong âm nhạc của ông những hình ảnh như Truyện Kiều, Mẹ Việt Nam, người dân quê..v.v.. Ông kêu gọi mọi người ngồi lại với nhau (Việt Nam Việt Nam, Bầy Chim Bỏ Xứ) [Cũng có thể ông Phạm Duy tự cho mình là thiên tài nên có quyền vượt lên trên tất cả mọi chính kiến. Nhưng ông quên một điều, dẫu có là thiên tài thật chăng nữa, ông vẫn là một con người có xứ sở, quốc gia, chứ không thể giống như con khỉ đột Tôn Ngộ Không từ đất từ núi mà nẩy sinh ra trong đời!]
Ở dây, tôi đồng ý rằng đến một lúc nào trên cái nhìn chung về dân tộc, vấn đề hợp lưu cần được nêu lên. Nhưng hợp lưu có nghĩa là NGồI LạI VớI NHAU MộT CÁCH NGANG HÀNG chứ không là van xin quỵ lụy một chiều. Phạm Duy đã viết ra những lời nhạc không bằng lòng yêu nước hay bằng tinh thần người Việt Quốc Gia chân chính, mà là bằng lối suy nghĩ của Cộng Sản hay của một thế lực ngoại bang. Quần chúng bị ông lôi cuốn vào sự suy nghĩ sai lầm riêng nên cũng suy nghĩ theo lối suy nghĩ của Cộng Sản ốhay ngoại bang- hồi nào không biết.
VI.
Thực hơn hết, theo tôi, Phạm Duy chỉ là một người "chống chống Cộng" đúng đường lối của Mỹ. Trước kia, Mỹ là quốc gia chống Cộng hàng đầu thế giới, nhưng bây giờ, chính sách ngoại giao của Mỹ đã thay đổi. Những người Việt Nam làm việc và ăn lương Mỹ cũng phải thay đổi luôn! Có nên nghi ngờ rằng Phạm Duy cũng là một trong những người của số Việt Nam này?
Mới đây, tôi được nghe ông Lê Hữu Mục kể: "Phạm Duy có nhắn lời với một người bạn ở bên Tây của bác và cũng với chú Lê Ngọc Linh, em trai bác, rằng sẽ kiện bác ra tòa và sẽ bảo đàn em tìm bác mà đập cho một trận!"
Đây cũng là một điều làm tôi phải suy nghĩ. Tự hỏi, Phạm Duy, một nhạc sĩ nổi tiếng và đã lớn tuổi, sao lại tỏ ra côn đồ thô bạo như thế, hết đe đánh Văn Thanh vì một bài viết, tới đòi đập ông Lê Hữu Mục vì những lời tố cáo. Tư cách văn nhân nghệ sĩ của ông ở đâu? Quần chúng liệu có nhìn ra không? Hay là, ông dựa vào một thế lực nào ghê gớm mới có thể phô bày sự hống hách ngay chính trên một đất nước rất tôn trọng nhân quyền và luật pháp như xứ Hoa Kỳ?
Đọc lịch sử Việt Nam thời thực dân, thấy có ba nhân vật ra hợp tác với Tây là Tôn Thọ Tường, Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Trường Tộ. Mỗi người đều có thái độ và ý nghĩ khác nhau trong hành động của mình. Nguyễn Trường Tộ chỉ trong mấy tháng ra làm việc mà về sau cứ hối hận mãi theo điều ấy. Ông chuộc lỗi với dân tộc bằng cách cố lòng tranh đấu cho Việt Nam, viết 150 bản điều trần dâng lên vua Tự Đức với ước nguyện mong thay đổi khá hơn cho đất nước. Trương Vĩnh Ký hợp tác với Tây hoàn toàn trên phương diện văn hóa, cũng mang lòng hối hận khôn nguôi. Riêng Tôn Thọ Tường chẳng những đã vênh váo vì cơm no áo ấm trong khi đồng bào rất đói khổ, lại còn hết lòng hết dạ ca tụng sức mạnh văn minh của bọn thực dân.
Tôi tự hỏi, không biết ông Phạm Duy thuộc hàng nào trong số ba con người lịch sử hợp tác với ngoại bang, ở trên tôi vừa kể?
Trần thị Bông Giấy
San Jose, Sept. 11/1997
(trích Một Truyện Dài Không Có Tên, tập hai)
(1) Viết theo bài "Phác Thảo Chân Dung Tôi" của Trịnh Công Sơn, in trong cuốn Nhạc Và Đời, NXB Tổng Hợp Hậu Giang, 1989).
trần thị bông giấy
I.
Mối giao thiệp giữa ông Lê Hữu Mục và tôi tuy chỉ ngắn ngủi qua một lần gặp nhau chớp nhoáng tháng 1/1996 ở Santa Ana và các cuộc trò chuyện viễn liên Motréal-California, nhưng tình thân bác cháu, hơn nữa, một bậc tiền bối và một hàng đàn em, có thể gọi là đáng nhớ. Ông hay cho tôi những lời khuyên hữu ích về cuộc sống, về văn chương và ngay cả những lời chân tình về nỗi đau khổ riêng trong đời sống tôi. Ông là một trong rất ít người đã tạo được nơi tôi lòng kính trọng thật sự. Khi biết ra ông là bạn thân của vị giáo sư violon tôi theo học từ bé cho đến khi tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn năm 1967, thày Tạ Văn Toàn, tình cảm quý này càng thêm mạnh mẽ.
Một sáng tháng 1/1997, tôi gọi qua Montréal thăm ông. Vẫn giọng nói vui vẻ của lần đầu gặp nhau tại Santa Ana, ông hỏi han rất ân cần về tình hình tờ Văn Uyển và cả đời sống tôi. Khi nhận biết từ tôi một vài dấu nét chán nản nào đó, ông an ủi:
"Dẫu gì, Bông Giấy đừng bao giờ nên để mất niềm tin về cuộc đời. Sức mạnh chính là nằm ngay trong niềm tin đó. Đánh mất niềm tin có nghĩa tự mình hủy diệt. Với Bông Giấy, bác luôn nghĩ rằng Bông Giấy là một người có được cái sức mạnh ấy."
Đó là lời nói đầy tình thương của một người cha. Tôi cảm ơn ông.
Trong câu chuyện, ông cho biết là vừa từ ở Cali về:
"Bác cứ chờ dịp lên San Jose thăm Bông Giấy mà chẳng có dịp nào. Phải ở lì Santa Ana. Rốt cuộc tới ngày về, cứ tiếc mãi."
Tôi nói qua điện thoại:
"Lúc này cháu tu bác ạ. Đóng cửa đọc sách, không tiếp giao thiên hạ. Nhân tình thế thái làm cháu chán ngán. Bác qua Santa Ana thấy có gì vui?"
Ông đáp:
"Vui thì vui, nhưng cũng thấy lắm chuyện kỳ cục."
Tôi đồng ý:
"Cali là đất luôn nảy ra những điều kỳ cục. Nhưng theo bác, kỳ cục thế nào?"
Giọng ông sôi nổi:
"Kỳ cục nhất là các câu tuyên bố của ông Phạm Duy."
Tôi cười:
"Tưởng gì, té ra ông Phạm Duy! Ông ấy vốn ăn nói bậy bạ từ khuya, cả nước đều biết."
Ông Lê Hữu Mục la to:
"Lần này khác. Trong một buổi gặp nhau tại nhà ông ấy, có mặt bác, ông Cao Tiêu, Đại tá Chiến Tranh Chính Trị, và ông Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hoạch, giáo sư khoa trưởng Đại Học Văn Khoa Sàigòn thời cũ, ông Phạm Duy đã nói lên những điều vô cùng kỳ cục. Ví dụ ông ấy bảo: 'Chúng nó sao cứ thích nhạc của tôi mà không biết rằng các ca khúc trước kia, tôi đều chỉ sáng tác trong chuồng xí! Bây giờ tôi làm nhạc opéra sang hơn nhiều. Opéra của tôi mà về Việt Nam thì tôi có tới 8 Ái Vân hát chứ không phải một Ái Vân như ở hải ngoại. Chỉ Việt Nam mới có nền âm nhạc chân chính, còn nhạc hải ngoại chỉ là nhạc tào lao!"
Tôi kêu lên:
"Qua tư cách bác và cả 'tư cách' ông Phạm Duy, cháu tin lời bác là thật. Ông ta là một khuôn mặt nổi của nền ca hát Việt Nam, cháu khó thể tưởng tượng được lối nói ông ta lại hồ đồ như vậy."
Ông Lê Hữu Mục tiếp:
"Một câu khác: 'Người ta cứ bảo tôi chống Cộng nhưng thật thì tôi chống gậy!'"
Nói xong, ông Lê Hữu Mục cười to.
Tôi nhớ nhanh ba chữ "tên dâm tặc" một lần Nguyễn Tất Nhiên đã gán cho Phạm Duy trước mặt tôi và Trần Nghi Hoàng. Tôi cũng nhớ câu Mai Thảo bình về Phạm Duy trước một số đông người tại nhà Như Hảo: "Phạm Duy già như thế mà còn làm được cái chuyện ấy thì nó không phải người, mà chính là quỷ!"
[Đầu tháng 9/1995, trong một bữa tiệc tại nhà tôi, có mặt Văn Thanh và vợ chồng Như Hảo, khi nói về cuốn Một Truyện Dài Không Có Tên, Văn Thanh nhận định: "Trong đêm Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại do Du Tử Lê tổ chức tại Santa Ana, tôi gặp gần 50 văn nghệ sĩ, nhưng nhận xét rằng chẳng ai có được cái dũng trong ngòi viết như của Bông Giấy, kể cả tôii nữa. Này nhé, bây giờ nói cụ thể về một buổi họp mặt tại nhà Như Hảo, ông Mai Thảo nói cũng hay và ông Phạm Duy nói cũng hay, bao nhiêu người đều nghe rõ. Vậy mà khi tôi tươm lên báo những gì hai ông ấy nói thì ông Phạm Duy nhảy chồm chồm lên, đe là sẽ cho cái tụi đàn em chúng đánh tôi. Rồi ông ấy gọi cho chị Như Hảo bảo không được đăng bài viết của tôi trên báo chị ấy. Ông nói thẳng rằng không muốn có tên Mai Thảo đứng chung với tên ông ấy. Phạm Duy là một nghệ sĩ lớn nhưng tâm địa hẹp hòi quá. Tôi ca ngợi Phạm Duy thì phải để cuộc đời ca ngợi Mai Thảo chứ."
Và Văn Thanh kể:
"Hôm đó tôi định tổ chức ra mắt cuốn Gái Hà Nội Khóc Ai, có mời cánh Mai Thảo & Du Tử Lê và cả cánh Phạm Duy lên San Jose. Thì cả hai cánh, trừ Du Tử Lê, đều có mặt, luôn Khánh Trường các thứ. Cuộc tổ chức không thành. Cả bọn kéo nhau đến Như Hảo chơi. Tôi ngồi giữa Mai Thảo và Phạm Duy, nhưng không rõ chút gì chuyện hai người này rất ghét nhau. Mai Thảo biết tôi là dân miền Bắc nên hỏi thăm tôi về các văn nghệ sĩ miền Bắc, bảo rằng rất thân với Hữu Loan. Phạm Duy mới kêu tôi ra riêng mà bảo: 'Cái thằng Mai Thảo thì biết chó gì. Chỉ có tôi là thân với các anh em ngoài ấy.' Xong, Phạm Duy tiếp: 'Này, tôi bảo cho chú nghe, một người nếu không có tài thì đừng nên làm nghệ sĩ để mà phải đi xin. Như tôi đây, cả đời tôi sống bằng tiền tôi làm ra. Cho đến bây giờ tôi vẫn sống bằng nhạc của tôi chứ không đi xin của ai để mà sống hết. Bây giờ về Việt Nam bảo Văn Cao , Hoàng Cầm lên sân khấu hát xem có ai thèm đi nghe không? Nhưng tôi về hát, vẫn có nhiều người đến nghe như thường. Như vậy chứng tỏ tôi được nhân dân yêu vì tôi có tài.'
"Khi ấy, tôi đâu nào hiểu câu nói của Phạm Duy là muốn ám chỉ Mai Thảo, lại cứ tưởng ông ấy mắng mỏ mình. ừ thì thôi mình là đàn em, các ông ấy đàn anh, có mắng cũng được. Nào dè sau mới hiểu. Khi Như Hảo kể cho Mai Thảo nghe chuyện đài Mẹ Việt Nam bị dẹp tiệm vì sở hụi chi ra nặng quá, Mai Thảo nói câu nghe rất cảm động: 'Ở đời này không có tiền thì không làm gì được hết!'
"Lúc Mai Thảo đã ra về, anh em còn ngồi lại với nhau, Nguyễn Bá Trạc mới bảo Phạm Duy: 'Nãy giờ anh tra tấn anh em nhiều rồi (ông ấy bắt anh em xem cuốn tape Hồi Ký của ông đến hai tiếng đồng hồ) thì bây giờ anh em bề hội đồng lại anh. Tôi đề nghị mỗi người có quyền hỏi anh vài câu, anh đồng ý không?' Phạm Duy đồng ý. Nguyễn Bá Trạc xin hỏi trước hai câu. Câu một: 'Anh luôn luôn hô hào dân chủ. Mấy chục năm nay anh bắt anh em yêu anh nhiều quá, bây giờ vẫn muốn anh em yêu anh. Vậy anh độc tài hay dân chủ?' Phạm Duy trả lời câu rất hay: 'Bây giờ các anh bảo Đỗ Mười yêu tôi xem nó có yêu không?' Câu hai của Trạc: 'Lúc nãy, trước khi Mai Thảo ra về, tôi có nghe ông ấy nói: Phạm Duy già như thế còn làm được cái chuyện ấy thì hắn không phải người, mà chính là quỷ! Anh nghĩ sao về câu nói đó?' Phạm Duy đáp: 'Có những điều tôi làm được mà Mai Thảo không làm được. Một trong những điều là chuyện ấy ấy.' Khánh Trường la to: 'Anh Phạm Duy bảo làm cái ấy là làm chuyện gì vậy?' Phạm Duy đáp tỉnh bơ: 'Muốn biết thì về hỏi bà xã tôi, bả trả lời cho mà nghe!'
"Sau đó, tôi viết bài ký sự về buổi này. Như Hảo đọc, tâu bẩm sao với Phạm Duy, ông này bèn buộc tôi fax xuống cho ông ấy xem. Đọc xong, ổng fax ngược lên cho tôi một bài dài 9 trang, trong ấy cắt đi gần hết các đoạn nói về Mai Thảo. Nghĩa là Phạm Duy không muốn cho tên Mai Thảo đứng cạnh tên ông ấy. Tôi vẫn cứ đăng, đề tên Mai Thảo, chỉ bỏ đi những đoạn Mai Thảo nói mà Phạm Duy đã cắt. Bài tung ra, Phạm Duy giận lắm, gọi đến tôi đe dọa: 'Tao bảo cho mày biết, không phải chỉ mỗi mày mới là người biết cầm cây viết. Mày mà xuống Santa Ana, tao sẽ cho cái bọn đàn em chúng đánh mày nát xương!'"
Bấy giờ, tôi mới hiểu chữ "chống gậy" của Phạm Duy và cái cười to của ông Lê Hữu Mục qua điện thoại.
Ông tiếp:
"Tuy nhiên, có một câu nữa của Phạm Duy làm bác phẩn nộ hơn cả: 'Tôi không đồng ý với anh về chuyện anh viết Ngục Trung Nhật Ký chống Hồ Chí Minh. Nếu bây giờ tôi về Việt Nam mà Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la, bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình!'"
Ông Lê Hữu Mục thở ra:
"Hôm sau, ông Cao Tiêu mời bác và một số anh em gồm anh Nguyễn Sỹ Tế, ông Lê Văn (khoa trưởng trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn cũ), chú Lê Ngọc Linh (em của bác, Trung tá Chiến Tranh Chính Trị) đến dùng cơm ở quán Nguyễn Huệ. Ông cũng điện thoại mời ông bác sĩ Trần Ngọc Nnh. Ông này nói cố gắng tới, nhưng cuối cùng không tới được. Đưa vấn đề ra trước anh em, ai cũng khó chịu. Phạm Duy là một khuôn mặt lớn của nền ca hát Việt Nam. Lập trường chính trị của ông phải rõ rệt, không thể lèng èng như thế. Anh em bàn với nhau là cần phải có người lên tiếng về những gì Phạm Duy đã tuyên bố. Nhưng cái khổ là ai cũng già, tánh hay cả nể, thành ra không biết sự việc sẽ đi đến đâu?"
Tôi hỏi:
"Xin bác cho biết tại sao bác tin mà kể cháu nghe những chuyện như vậy? Bác không sợ cháu sẽ viết cả ra trên giấy trắng mực đen sao?"
Ông Lê Hữu Mục la to:
"Thật tình bác cũng đẵ có ý đó. Bác nói chuyện này với một ông bạn là Tiến sĩ Toán ở Montréal. Ông bảo bác: 'Chúng mình đều lớn tuổi, mở miệng mắc quai. Cái tâm Bông Giấy sáng hơn chúng mình nên cô ấy dám viết ra mọi sự thật. Mình thua Bông Giấy ở điểm ấy'."
Và ông Lê Hữu Mục kể:
"Vài tháng trước, vợ chồng ông Hà Thượng Nhân qua Canada, có tìm đến thăm bác. Trong câu chuyện, bác hỏi: 'Tôi thấy anh vẫn ưu ái Bông Giấy. Vậy, nơi Bông Giấy có gì đặc biệt để anh phải đối xử như thế?' Ông Hà Thượng Nhân trả lời: 'Bông Giấy là người làm được cái việc mà đám già như chúng mình chẳng ai dám làm. Đó là viết ra tất cả mọi sự thật dơ bẩn của giới văn nghệ Việt Nam hải ngoại. Bông Giấy hơn chúng mình điểm ấy."
II.
Câu chuyện điện thoại với ông Lê Hữu Mục để lại trong tôi một ấn tượng khá nặng nề, kéo dài suốt nhiều tháng ngày kế tiếp. Đúng, Phạm Duy là một khuôn mặt nổi của nền ca hát Việt Nam từ thời kháng chiến chống Pháp trở lại đây. Nhưng có một điều đúng hơn mà ít người biết: "Kể riêng về mặt âm nhạc, Phạm Duy không thật sự lớn như quần chúng đã ưu ái suy tôn ông."
Tôi là một người được sinh ra và lớn lên trong cái nôi âm nhạc truyền thống của gia đình. Tôi tốt nghiệp violon nhạc cổ điển Tây Phương trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sàigòn năm 1967, dưới quyền giám đốc của ông Đỗ Thế Phiệt, trực thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa thời ông Mai Thọ Truyền. Từ đó đến nay, tôi vẫn tiếp tục học và nghiên cứu âm nhạc qua nhiều hình thức và với nhiều vị giáo sư khác nhau, từ Việt Nam đến Âu Châu. Trên lãnh vực âm nhạc, được giao tiếp nhiều người tài giỏi, nhìn lại ông Phạm Duy, tôi không cho rằng ông xứng đáng với ba chữ "khuôn mặt lớn" của nền ca hát Việt Nam.
Một nhạc sĩ sáng tác lớn phải hội đủ những điều kiện sau:
1/ Thông Suốt Ký Âm Pháp.
Trong nhạc Đông phương, nói về Thúy Kiều, Nguyễn Du đã viết: "Cung, Thương làu bậc ngũ âm", thì phía nhạc Tây phương, Mozart, Beethoven khi viết các symphonie, concerto, opéra, và nhiều thể loại khác, đã chứng tỏ được sự siêu đẳng của mình trên phần ký âm pháp. Cá nhân Phạm Duy cho thấy không có được trình độ như vậy. Sáng tác của ông chỉ quanh đi quẩn lại là các ca khúc rất đơn giản, âm sắc bình thường, bài nào cũng có cái "air" giống nhau một cách đơn điệu nhàm chán. Phần kỹ thuật chẳng đưa ra được tính phá cách cần thiết trong nghệ thuật sáng tạo. Nếu nói cho đúng, ca khúc của ông thành công là do thinh điệu phong phú của tiếng Việt, hay do sự đẩy đưa ngân nga trong sự trình bày của ca sĩ. Nếu che đi hết phần lời trong các ca khúc, chỉ tấu lên phần mélodie bằng âm thanh một nhạc khí nào đó, người ta sẽ dễ dàng nhận ra sự nghèo nàn trong âm nhạc Phạm Duy.
2/ Điêu Luyện Nhạc Khí.
Trong khi Thúy Kiều của Nguyễn Du: "Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương" thì các soạn nhạc gia quốc tế, từ cổ sang kim, từ Mozart, Beethoven, Chopin, Schubert đến John Lennon, Elvis Presley, Nat King Cole, Ray Charles đều là những tay instrumentiste chuyên nghiệp, mỗi người có thể sử dụng vững vàng từ một đến hai, ba thứ nhạc khí khác nhau. Riêng Phạm Duy, thử hỏi ông thông làu được loại nhạc khí nào, nếu không chỉ là các hợp âm guitare loại "sol, do, mi" ông có từ thời còn làm nghề hát dạo? Hơn nữa là vài ngón dương cầm võ vẽ học lóm trong một lớp dự thính tại Consevatoire de Paris, nhờ sự quen biết gửi gắm của ông anh Phạm Duy Khiêm, ông mới được có mặt? Dạo về sau, ông cũng biết sử dụng chút ít keyboard, loại nhạc khí thời trang mà mọi phần hòa âm phối khí trên ấy (được viết ra và ghi lại từ tài năng kẻ khác) đều đã được lắp ráp sẵn?
3/ Sáng Tác.
Sáng tác đây đề cập ở hàng giá trị thật sự và có tầm vóc lớn. Giống như lời ông Hàn Vĩ từng viết ca tụng và đăng trong tác phẩm Bầy Chim Bỏ Xứ (của Phạm Duy), "Tác phẩm của anh Phạm Duy phần lớn mang thể loại ca khúc, dù là những tác phẩm có tầm vóc lớn như những thể loại trường ca và tổ khúc, cũng đều mang tính chất của loại nhạc có lời ca", thì rõ ràng các sáng tác của Phạm Duy, dẫu dựa trên nhiều đề tài, từ tình yêu trai gái đến tình tự dân tộc, chỉ đều là những sáng tác phải cần đến lời ca mới tới được gần quần chúng. (Rất nhiều bài phổ từ thi ca của các thi sĩ). Giá trị âm nhạc thật sự hoàn toàn thiếu, đừng nói gì đến những từ ngữ rất sáo rỗng như "vua nhạc" (lời Đào Mộng Nam), "Đại tác phẩm", "Đệ nhất nhạc sĩ trong làng nhạc Việt Nam", "Một điểm 'chúng ta' (sic!) có thể khẳng định là không ai, cho tới hàng trăm năm sau có thể làm được những lời hát tuyệt vời như một Phạm Duy." (Nguyên Thi).v.v.. và v. v. được đa số các người mà "một note nhạc bẻ làm đôi cũng không biết" đã trơ trẽn gán cho ông ta. Có lẽ chính ngay tác giả của những từ ngữ ấy khi đặt bút thành bài ca tụng Phạm Duy, cũng chẳng hiểu mình đang viết cái gì nữa!
Giống như các trường ca khác, trong trường ca Hàn Mặc Tử (khiến Phạm Duy rất đắc ý), sự hợp nhất của tư tưởng âm nhạc bị hỏng hoàn toàn khi mà phần hòa âm lại do Duy Cường, con trai ông, soạn, dựa theo phần ca khúc của ông. Ngoài ra, phần basse trở thành què quặt. Chant de basse không có.
Riêng với Minh Họa Kiều, hòa âm cũng do Duy Cường soạn, chèo cổ không ra chèo cổ, ả đào không ra ả đào, tân nhạc chẳng ra tân nhạc, ngâm thơ chẳng ra ngâm thơ. Có thể gọi đó là một loạt âm thanh tạp-pí-lù, vô hồn, trộn lẫn giữa tiếng vang của các nhạc khí dân tộc với tiếng vang của âm nhạc điện tử. (Âm thanh vô hồn có nghĩa rằng âm thanh được cấu tạo bằng MÁY mà không là truyền đạt từ trái tim và đôi bàn tay người nhạc sĩ trình diễn.) Có nhiều đoạn chát tai vì tiếng rít của cái keyboard được vặn lên ở mức độ cao. Ngồi nghe suốt một cuốn tape nhạc dài 60 phút, thấy phần lời hát (rút từ lời thơ của cụ Nguyễn Du) quá nặng so với phần đàn, Minh Họa Kiều chỉ gợi cho tôi cảm giác đơn điệu, buồn nản, chẳng chút rung động và không thể tìm ra được điều gì mới lạ.
Tóm lại, qua nhạc phẩm Phạm Duy, nhất là ở các trường ca, chủ đề Đông phương không ăn khớp với phần hòa âm cóp nhặt của Tây phương, làm nên một kiểu âm nhạc "ông nói gà bà nói vịt", tạo cho người nghe cảm giác khó chịu và giả tạo. Mozart khi viết một symphonie hay một opéra đâu chỉ viết riêng phần violon hay soprano thôi, mà còn viết các phần khác bằng chính ngay tư tưởng và tài năng ông có. Do đó, bản sáng tác mới thống nhất được cái tuyệt diệu của nó, trở thành một khối âm thanh diễn tả sự thuần nhất tư tưởng và tình cảm của tác giả.
4/ Nhạc Lượng (Valeur musicale):
Nói về tài đàn của Thúy Kiều, Nguyễn Du viết:
"Khúc nhà tay lựa nên xoang
Một thiên Bạc Mệnh lại càng não nhân"
Sự rung động đánh ngay vào tâm hồn thính giả là điều rất cần thiết trong âm nhạc. Xưa, nghe Prélude No. 5 en Ré bémol Majeur của Chopin, người ta đâu cần ông phải viết ra thành lời mới cảm thấy buồn rười rượi theo từng note phát ra từ chiếc dương cầm, vang lên như tiếng mưa rơi ngoài hiên lạnh, hoặc cùng ông tưởng tượng tiếng mưa đang rơi từng giọt xuống trên nắp chiếc quan tài? Nghe đoản khúc Le Cygne trong sáng tác Carnaval des animaux của Saint Saens, đâu cần có lời mới biết được sự giẫy chết đau đớn cuối cùng của con thiên nga trên chiếc hồ rộng? Nghe Ouverture Egmont của Beethoven, đâu cần lời mới hình dung ra được sự hùng tráng của một cuộc chiến ngoài trận địa?
Đọc Nguyễn Du, biết tài âm nhạc của Thúy Kiều đã lên đến hàng tột đỉnh:
"Khúc đâu Hán Sở chiến trường
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau
Khúc đâu Tư Mã phượng cầu
Nghe ra như oán như sầu phải chăng
Kê Khang này khúc Quảng lăng
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân
Quá quan này khúc Chiêu Quân
Nửa phần luyến Chúa, nửa phần tư gia
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa"
Tài âm nhạc này đã làm cho Kim Trọng:
"... phải ngơ ngẩn sầu
Khi tựa gối khi cúi đầu
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày"
Hay khi đàn cho vợ chồng Thúc Sinh nghe, thì:
Bốn dây như khóc như than
Khiến người trên tiệc phải tan nát lòng."
Tài đàn đã đến độ:
"Một cung gió thảm mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay
Ve ngâm vượn hót nào tày"
Đến khiến Hồ Tôn Hiến phải "nhăn mày châu rơi"
Thử hỏi trong quá trình nhạc Phạm Duy, có bản nào gây được trong tâm hồn thính giả những rung động đích thực và dữ dội như các nhà soạn nhạc kia, và cả Thúy Kiều, đã tạo?
5/ Chủ Đề.
Nguyễn Du khi viết về tài âm nhạc của Thúy Kiều đã không chỉ đóng khung trong việc Thúy Kiều tài ba trên ngón đàn thôi, còn là tài ba trên cả sự sáng tác và chủ đề sáng tác. Thiên Bạc Mệnh của Thúy Kiều, cũng như Symphonie Pathétique của Tchaikovski, Revolutionnaire của Chopin, Symphonie Inachevée của Schubert, Marriage de Figaro của Mozart, Symphonie Số 5 của Beethoven..v.v.. đều dựa trên những chủ đề lớn của nhân loại (Thiên Nhiên, Định Mệnh, Con Người). Trong Symphonie Số 9, dẫu chủ đề là Niềm Vui hày Tình Bạn, và có cả lời ca, nhưng lời ca này đã được Beethoven viết ra bằng một trong những thể loại cao của âm nhạc là choeur (đồng thanh).
Chủ đề trong âm nhạc Phạm Duy không nói lên được tính chất vĩ đại của nhân loại, mà chỉ quanh đi quẩn lại với cái tôi của những cặp tình nhân (Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời, Kiếp Nào Có Yêu Nhau, Nghìn Trùng Xa Cáchẩ), cái tôi của chính ông (các bài Tục Ca). Với các bài dân ca, ông lại luôn "lập lờ đánh lận con đen" khiến thính giả cứ ngỡ phần lời không phải là ca dao, mà do chính ông soạn. (Ví dụ bài Cái Trống Cơm). Thảng hoặc có bài phô bày một bối cảnh xã hội, như bài Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà thì ông cũng phải mượn lời từ một bài thơ nổi tiếng của Hữu Loan mới hoàn thành được sự nổi tiếng cho phần nhạc.
Hoặc tệ hơn, bài Kỷ Vật Cho Em vẽ ra phần nào hình ảnh tang thương của cuộc chiến Nam Bắc Việt Nam, ông đưa phần nhạc thê thiết vào với những dòng thơ ủy mị tang tóc (mà ông đã cố ý "cầm nhầm") của tác giả Linh Phương, tạo nên một ảnh hưởng vô cùng bất lợi cho phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa khi ấy đang ở vào giai đoạn chiến tranh sôi bỏng nhất, cuối thập niên 1960.
Riêng những ca khúc được giới sinh viên học sinh ưa thích như Em Hiền Như Ma Soeur, Thà Là Giọt Mưa, Hai Năm Tình Lận Đận, phổ nhạc từ thi ca Nguyễn Tất Nhiên, lại là kết quả của một vụ kiện tác quyền đầu tiên mà Phạm Duy phải đền cho thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên. Vụ kiện này xảy ra vài tháng trước khi Miền Nam Việt Nam mất vào tay Cộng Sản và cho đến nay các nhà văn, nhà báo hải ngoại vì nể nhà nhạc sĩ "lớn họng" mà quên đi luôn tâm huyết của một thi sĩ "bé miệng" đã quá cố. Vào thời điểm ấy, Nguyễn Tất Nhiên yêu cầu Phạm Duy phải ghi tên mình vào trên những bản nhạc phổ từ thi ca Nhiên, nhưng Phạm Duy vẫn lờ đi, lại còn cả tiếng mắng rằng: "Không có tao thì ai biết đến mày!" Lúc đó, Nguyễn Tất Nhiên còn rất trẻ, nhưng gia đình ông vì uất ức thái độ xấc xược của Phạm Duy nên đâm đơn kiện Phạm Duy. Kết quả, Phạm Duy phải đền cho Nguyễn Tất Nhiên một khoảng tiền không nhỏ (* Viết theo tài liệu của Hoàng Dược Thảo, báo Sàigòn Nhỏ).
Trên phương diện chủ đề, chưa kể các nhạc sĩ tiền chiến khác, so với Phạm Đình Chương và Trịnh Công Sơn, ông cũng đủ bị xếp vào hàng DƯớI.
Năm 1960, trong một buổi đại hội, giới sinh viên Văn Khoa Sàigòn từng tuyên bố: "Phạm Duy đã chết!" Báo chí phỏng vấn điều này, sinh viên trả lời: "Nhạc Phạm Duy bây giờ ủy mị quá; ông chỉ viết theo thị hiếu quần chúng mà chẳng nói lên được tư tưởng nào mới, không còn lành mạnh như những bản ông đã làm ra trong thời Kháng Chiến."
Năm 64- 65, Trịnh Công Sơn được bạn hữu tổ chức buổi ra mắt đầu tiên trước quần chúng tại khu đất trống sau lưng trường Văn Khoa Sàigòn cũ (nay là Thư Viện Quốc Gia). Trước một đám đông đến mấy nghìn người gồm đủ thành phần văn nghệ sĩ, trí thức, sinh viên, học sinh, Trịnh Công Sơn xuất hiện với cây đàn guitare trên tay, cất lên giọng hát mình trong hai mươi ca khúc nói về quê hương, ước mơ hòa bình. Những bản nhạc về sau được mệnh danh là "nhạc phản chiến". Buổi hát rất thành công, để lại một ấn tượng tốt đẹp cho người trình bày lẫn người nghe. Trong phần giải lao, Phạm Duy xuất hiện trên bục gỗ, đề nghị xin hát một bài góp vui. Trong không khí đang trầm lắng sau những bài nhạc nói về bom đạn và những vết thương trên thân thể quê hương, Phạm Duy đã cùng khoảng vài chục đệ tử trong nhóm Du Ca của ông đồng ca bài "Sức Mấy Mà Buồn", một bản nhạc mang đầy tính khôi hài và giễu cợt một cách thiếu đứng đắn. Về sau, trên báo Văn lúc ấy có tường thuật buổi trình diễn của Trịnh Công Sơn và cũng đã lên án nghiêm khắc về trò đùa và phá phách không đúng chỗ của một người đã quá nổi tiếng lúc bấy giờ. (1)
Tôi cũng được nghe câu chuyện từ ông Lê Hữu Mục kể: "Phạm Duy một lần nói với ông Tiến sĩ Trần Văn Đoàn, giáo sư đại học Đài Loan: 'Nếu tôi ở Nhật, người Nhật sẽ nuôi tôi suốt đời vì tài âm nhạc của tôi.' Ông Trần Văn Đoàn hỏi lại: 'Thế anh có biết chính phủ Nhật đã nhiều lần mời Trịnh Công Sơn sang Nhật và trả cho Sơn một giá rất hậu không? Anh bảo anh có tài, vậy tại sao họ lại chẳng mời anh?'"
III.
Trình bày 5 tiêu chuẩn tiêu biểu nói trên, tôi chỉ muốn đưa ra một chứng minh nhỏ rằng Phạm Duy CHƯA xứng gọi là khuôn mặt LớN NHẤT của nền âm nhạc Việt Nam như ông luôn luôn huênh hoang tự nhận và như lời ca tụng của nhiều người bạn ông. Ở đây, tôi không hoàn toàn chối bỏ khả năng âm nhạc của Phạm Duy, nhưng cái khả năng đó chưa thể gọi là ĐỦ để tạo cho ông một chỗ đứng xứng đáng trong làng âm nhạc quốc tế. Địa vị mà ông đặt được trựớc kia trong riêng Miền Nam và hiện nay trong cộng đồng người Việt hải ngoại, phải kể rằng phần lớn nẩy sinh từ tính dễ dãi của quần chúng Việt Nam. Dân tộc Việt Nam vốn nổi tiếng hiếu hòa.
Dưới cái nhìn quốc tế, người Việt Nam thường được xem là biểu tượng của sự vui vẻ và rộng lượng. Sự rộng lượng này được chứng minh trên nhiều hình thức, cơ hội. Điển hình, trong một cuốn vidéo bày bán công khai ở hải ngoại, quay buổi trình diễn tái ngộ của nữ ca sĩ Thái Thanh với thính giả Việt Nam ở Mỹ, tổ chức tại Santa Ana, miền Nam California, Thái Thanh lên sân khấu hát bản Dòng Sông Xanh, một nhạc phẩm nổi tiếng của J. Strauss, Phạm Duy phổ lời Việt. Bản này vốn cung Ré Trưởng có những note rất cao dành cho phần premier violon. Qua giọng Thái Thanh, nhạc sĩ phải chuyển xuống thành Sib Trưởng; giọng hát bà ở vào thời kỳ già yếu, không lên đúng cao độ, nên nghe rất "phô". Thế nhưng khi dứt bản nhạc, gần như toàn thể thính giả đều bắt chước đám quan khách thân cận cò mồi của gia đình Phạm Duy ngồi ở hàng ghế đầu, đứng bật cả lên để vỗ tay ca ngợi bà. Điều này cho thấy tinh thần người Việt Nam, ngay cả những người đã ra tới hải ngoại rồi, vẫn tỏ ra dễ dãi và rộng lượng trước nghệ thuật và nghệ sĩ.
Song song với cái nghèo và sự chậm tiến truyền đời của dân tộc, những đức tính kể trên của quần chúng Việt Nam đã tạo được cho Phạm Duy một chỗ đứng rất cao từ biết bao chục năm nay. Cuộc sống cá nhân và gia đình ông cũng được ưu đãi từ đó. Nhưng thử hỏi, ông đẵ trả lại được những gì cho quần chúng? Tên tuổi ông nổi lên nhờ quần chúng thì ông lại bảo các bản nhạc quần chúng yêu thích xưa nay của ông chỉ là làm ra trong chuồng xí! Quê hương rơi vào tay Cộng Sản, gần hai triệu người bỏ ra đi, lây lất khắp nơi trên thế giới, có những người rất cùng túng, trong khi ông và gia đình vẫn phè phỡn trong một cảnh sống sung túc ở miền Nam Cali, thì ông lại bảo: "Nếu Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la mà bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình!" Đó là những cái tát phũ phàng của Phạm Duy vào mặt quần chúng Miền Nam Việt Nam, những người đã đưa tên tuổi ông lên từ mấy chục năm qua.
Sĩ khí là điều rất cần thiết cho một nghệ sĩ, nhất là với một nghệ sĩ lớn. Thật đáng tiếc, điều này không có trong ông Phạm Duy. Ông luôn tự hào ốvà được bạn bè ông bốc thơm- rằng ông là một "đại nghệ sĩ", nhưng ông sẵn sàng ngửa tay nhận 5.000 đô la một cách khúm núm, để rồi vào đêm 29/12/1996, cùng với một số ca nghệ sĩ "lớn" (?!) của thủ đô tị nạn Nam Cali làm cái hành động đứng giữa sân khấu Long Beach Convention Center, xưng tụng một người đàn bà điên khùng không ra gì như bà Thanh Hải bằng những danh từ vô cùng bóng bẩy. Khoảng hơn một tuần sau đó, ông lại lên một đài phát thanh Việt ngữ ở Nam Cali, ca ngợi không tiếc lời những dòng "thi ca" trác tuyệt của bà này, điều dễ dàng làm đỏ mặt bất cứ ai còn chút tự trọng trong mình.
Và nghệ sĩ vốn thường mangcá chất cao ngạo. Nhưng với ông Phạm Duy, chữ cao ngạo này trở thành tự cao tự đại một cách hợm hỉnh, giả trá. Có lần tôi được nghe ông Lê Hữu Mục kể: "Trong một cuộc trình diễn ở Đức, Phạm Duy tuyên bố giữa nhiều người: 'Nhạc của tôi không thua gì các symphonie của Beethoven.' Ông giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Đoàn bèn hỏi Phạm Duy: 'Anh bảo nhạc của anh không thua gì các symphonie của Beethoven. Vậy xin hỏi, anh có phân biệt nổi thế nào là một symphonie với một concerto không?' Phạm Duy cứng họng không trả lời được. Cũng theo lời ông Trần Văn Đoàn, lầnkhác, có mặt Đặng Thái Sơn. Phạm Duy hỏi Sơn: 'Tại sao cháu chỉ đàn nhạc Chopin mà không đàn nhạc của bác? (là Phạm Duy)' Đặng Thái sơn ngoảnh mặt bỏ đi, không thèm trả lời.
Những điều trên, ông Trần Văn Đoàn kể lại cho ông Lê Hữu Mục nghe nhân dịp gặp nhau giữa hai người tại Đại Học Hè Thụy Sĩ 1997. Ông Trần Văn Đoàn phê bình: "Phạm Duy hỗn! Đến ngay quê hương Beethoven mà lại dám bảo nhạc của mình không thua gì nhạc Beethoven!"
Cách đây ba năm, trong một buổi trình diễn nhạc Phạm Duy ở Texas, đa số khán giả đã phẫn nộ khi nghe Phạm Duy tuyên bố giữa sân khấu: "Văn Cao sao bằng được tôi?" Hôm ấy có tin nhạc sĩ Văn Cao vừa từ trần tại Hà Nội. Hình ảnh nhà nghệ sĩ chân chính sống trong nghèo túng, không có đất đứng, bước đi xiêu vẹo trong xã hội CS qua nhũng cuộn băng vidéo phổ biến tại hải ngoại đã làm mọi người thật ngậm ngùi khi nhìn lại khuôn mặt bóng nhẫy trâng tráo đầy vẻ xôi thịt của Phạm Duy. Họ đứng lên ra về ngay. Tiếc thay, điều ấy hình như cũng không dạy được cho Phạm Duy một bài học nào.
IV.
Nói về sự tự cao tự đại của Phạm Duy, không bút mực nào viết cho hết được. Tuy nhiên, khi sự tự cao tự đại lên đến hàng tự nhận "Các ca khúc quần chúng yêu thích và tôn vinh xưa nay đều được viết ra trong cầu tiêu!" thì quả là tôi không còn ý kiến! Ngày xưa Cao Bá Quát lừng lẫy về thi tài lẫn cả niềm cao ngạo, nhưng thật sự, đối tượng cho nỗi cao ngạo của nhà thơ chỉ hạn chế trong giới vua chúa cầm quyền mà không là quần chúng. Chưa một bài thơ, một lời nào của Cao Bá Quát lưu lại trong sử sách cho thấy ông có chút nhỏ lòng khinh miệt hay chống lại quần chúng. Phần Beethoven khi nghe tin Napoléon tự phong mình là Hoàng Đế nước Pháp, đã nổi giận xé nát bản Symphonie Số 3 lúc trước được đề tặng cho Napoléon. Thế nhưng, trong suốt dòng nhạc vĩ đại của Beethoven, chẳng bất cứ sáng tác hay tư tưởng nào cho thấy có sự phản bội lại quần chúng đã yêu quý ông.
Như đã nói, quần chúng Việt Nam vốn dễ dãi và rộng lượng. Người dân Việt Nam dẫu ra tới hải ngoại rồi vẫn còn lưu giữ trong tâm hồn cái truyền thống trọng Kẻ Sĩ của nghìn xưa. Dưới mắt họ, Phạm Duy điển hình cho một Kẻ Sĩ. Chỉ một điều buồn là Phạm Duy không đạt được tới chút nhỏ giá trị cao quý của hai chữ Kẻ Sĩ. Ông không phải là một Kẻ Sĩ trên đủ mọi mặt. Ông không có được cái Dũng, cái Chân, cái Nhân và cái Thiện rất cần thiết cho một nghệ sĩ chân chính. Ông chỉ biết tôn thờ cái Tôi của chính ông. Ông khai thác tối đa cái Tôi ấy trên nhiều hình thức. Đó là quyền của ông. Nhưng ông không có quyền phản bội lại quần chúng đã ưu ái ông, đem miếng ăn, đem cả hào quang cho ông để mà tự hãnh. Ông không có quyền chà đạp lên sự đau khổ của nhân dân Miền Nam bằng một câu nói rất là ít hiểu biết và vô trách nhiệm so với tên tuổi ông: "Nếu Cộng Sản cho tôi mười ngàn đô la mà bảo tôi ca tụng Hồ Chí Minh, tôi sẽ ca tụng hết mình!"
Ngoàitính dễ dãi và rộng lượng của quần chúng Việt Nam trong cái nhìn về nghệ thuật, phải nhấn mạnh thêm về sự THIếU HIểU BIếT của những người chung quanh gần cận Phạm Duy, do đó, danh vọng của ông mới đạt được và đứng vững suốt mấy chục năm qua. Mới đây, tôi có đọc một bài báo đăng trên tờ nguyệt san Việt Nam, xuất bản ở Canada, số 11 tháng 8/1997, có đoạn như sau: "Minh Họa Kiều thật sự là một tác phẩm symphonie Việt Nam có khả năng tạo thêm sinh lực đưa truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đi xa hơn vào tương lai trong thế giới văn minh kỹ thuật hiện đạiẩ" (Trích bài "Phạm Duy Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hóa Việt Nam Và Lời Cảm Ơn".)
Đọc câu trên, những ai có lòng tự trọng không khỏi khó chịu và nổi giận thầm. Nguyễn Du là người duy nhất đã dám đi ngược lại và đương đầu với phong trào tư tưởng Nho giáo suy đồi thời đó để xây dựng lại một nền tư tưởng có tính Việt Nam; người đã một mình canh tân thể thơ lục bát, làm mới tiếng Việt. Bây giờ nhữmg gì ông đưa ra cách đây hơn 200 năm vẫn hợp thời, và ông được cả thế giới công nhận là đại thi hào. Tác phẩm Truyện Kiều của ông, năm 1967, đã được UNESCO xếp vào hàng một trong 7 tác phẩm lớn nhất của thế giới.
Còn Phạm Duy? Thử hỏi ông đã làm gì để rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam trước cái nhìn quốc tế? Những ca khúc hay trường khúc được ông tự nhận và bạn bè ông ca tụng là sự "xây dựng một nền âm nhạc mới cho Việt Nam"; điều đó có đúng chăng? Có nên kể rằng những bản nhạc lai căng nửa Tây nửa Việt, cóp nhặt chỗ này một ít ngũ cung, chỗ kia một ít hợp âm Âu Mỹ, là độc đáo, mang bản sắc dân tộc, hoặc là một nghệ thuật mới? Tôi khẳng định KHÔNG!
Vì vậy, đọc những lời ca tụng đại loại như trên, tôi thật rất buồn cho chữ nghĩa Việt Nam và cái "sĩ khí" của những người còn biết cầm cây viết để viết lên những dòng chữ bằng tiếng Việt Nam! Ở đây, khoan kể đến câu "Hiểu thế nào là một symphonie?" như ông Trần Văn Đoàn đã hỏi Phạm Duy một lần ở Đức, nội cái việc đưa tên tuổi Phạm Duy đứng cạnh tên tuổi cụ Nguyễn Du cũng đã là một việc nhục nhã và chẳng nên làm chút nào đối với những ai còn chút liêm sỉ trong người.
Chuyện ông Phạm Duy là một loại truyện dài Nhân Dân Tự Vệ. Tôi là một người Việt Nam 100% nên cũng có tinh thần dễ dãi truyền đời trong máu huyết. Từ lâu, tôi chán không muốn nghĩ đến, và cũng không muốn nghe các bản nhạc từ thời 1960 trở đi của ông. Nhưng đến một lúc nào, tôi ngạc nhiên tự hỏi, một người đã quá già như thế (ông tự nhận là bạn cùng thời phiêu bạt với ông thân tôi, đã chết cách đây 40 năm), sao tư cách lại còn có thể làm cho đám hậu sinh như tôi phải đặt vấn đề?
Thật sự, tôi không phủ nhận sự đóng góp của ông đối với dân tộc trên lãnh vực âm nhạc. Việt Nam là một quốc gia nghèo nàn, chậm tiến. Tất cả các đóng góp của mọi người dân đều cần thiết. Thì với khả năng ông (tôi dùng chữ "khả năng" mà không là "tài năng") chỉ thu hẹp trong một giới hạn nào đó, cũng là điều đáng hoan nghênh. Nhưng nếu ông chịu nhận biết mình đang ở mức độ nào trong sự đóng góp và vị trí nào trong thế giới âm nhạc phong phú, quần chúng và cả tôi nữa sẵn sàng hết lòng ủng hộ ông. [Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, có những ngôi sao xuất hiện không lâu trên bầu trời ca khúc, nhưng không ai chối bỏ rằng các ngôi sao ấy đã sáng và sẽ còn sáng mãi, như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Dzoãn Mẫn, Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Phan Huỳnh Điểu) Nhưng bởi vì Phạm Duy tự đem mình so sánh với Beethoven, và có những người đặt ông cao bằng Nguyễn Du, thì ông phải có bổn phận chứng minh cho quần chúng thấy được cái "vĩ đại" của ông một cách xác thật. Bài viết này không đi ra ngoài mục đích đó.
V.
Nhìn lại dòng thời gian từ 1954 trở đi, Việt Nam có cái gì mới đáng để hãnh diện với thế giới? Và từ 1975 trở lại đây, vô số người Việt Nam đã đặt chân được tới bến bờ tự do, tiếp xúc biết bao trào lưu văn học nghệ thuật mới của thế giới, nhưng nói riêng về ngành âm nhạc và nói chung về các ngành nghệ thuật, Miền Nam Việt Nam có được sự tiến bộ nào chăng? Xin trả lời KHÔNG!
Trong một buổi họp mặt âm nhạc do giáo sư Tạ Văn Toàn tổ chức năm 1985 tại Montréal, Canada, có cả sự hiện diện của giáo sư Lê Hữu Mục, một vị khách ngoại quốc đã đưa ra câu hỏi: "Tại sao trong nhạc Việt Nam chẳng thấy có sáng tác nào lớn ngoài những ca khúc không quá hai trang giấy nhỏ?" Giáo sư Tạ Văn Toàn trả lời: "Việt Nam chỉ có các ca khúc chứ đâu đã thực sự có âm nhạc. Vì vậy nhạc phẩm lớn làm sao xuất hiện được?"
Lỗi này do ai? Tôi cho rằng phần lớn là do những người có cơ sở, thế lực, địa vị trong các lãnh vực này. Quần chúng Việt Nam hải ngoại ưu đãi, tôn vinh họ, dành cho họ những chỗ đứng xứng đáng, nhưng đáp lại, họ chẳng làm gì để trả lại quần chúng ngoài sự vinh thân phì gia của chính họ và những cái tát phũ phàng nào đó trong sự bắt tay NGầM hay CÔNG KHAI với Cộng Sản hoặc phía ngoại bang.
Thực sự tôi không tin ông Phạm Duy là một người thân Cộng, nhưng ông cũng không phải là một người chủ trương chống Cộng. Ông từng tự nhận mình "chống gậy" mà không chống Cộng! Theo như ông Lê Hữu Mục nhận định, đường lối chính trị của Phạm Duy rất lèng èng, không rõ rệt. [Trong tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ, ông phân biệt hai loại chim hiền và chim ác, ví như hai phía quần chúng quốc nội (trong số có cả những người Cộng Sản thứ thiệt), với quần chúng hải ngoại. Chim ác ở lại. Chim hiền bỏ tổ bay đi. Nhưng đến một hồi, ông Phạm Duy lại kêu gọi hai bầy chim vầy họp với nhau!]
Cá nhân tôi nghĩ, do bởi trình độ tư tưởng chính trị thấp kém và bởi không có kiến thức về các danh từ chính trị và ngoại giao mà Phạm Duy đã vô tình bị Cộng Sản lợi dụng bằng chính những danh từ. Ví dụ, đối với người quốc gia, Hòa Bình có nghĩa là chấm dứt chiến tranh. Nhưng đối với Cộng Sản, Hòa Bình phải là chấm dứt tư bản, làm tư bản tan rã. Cộng Sản đề ra chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, nhưng thật sự đó chỉ là những cái mặt nạ che giấu mưu đồ tồi tệ, làm lợi cho lực lượng cầm quyền Cộng Sản và mở rộng quan điểm xã hội chủ nghĩa của họ. Còn trên thực tế Việt Nam từ xưa tới nay chỉ có lý tưởng dân tộc chứ làm gì có chủ nghĩa dân tộc?
Tính dân tộc thuần túy trong long người Việt Nam và chủ nghĩa dân tộc do Cộng Sản đề ra, khác nhau xa. Một người mang tính dân tộc thì lúc nào cũng nghĩ đến dân tộc, điển hình qua các hình ảnh thân thiết của quê hương. Nhưng chủ nghĩa dân tộc lại được giải thích theo Duy Vật sử quan, và các khái niệm về dân tộc đẵ bị bóp méo hoàn toàn. Cộng Sản thường đưa ra những hình ảnh dễ đi vào lòng người, dựa trên Truyện Kiều, trên ngũ cung, trên dân gian. Cộng Sản hay nói đến hình ảnh người nông dân, nhưng trên thực tế có bao giờ thấy họ đề cao dân quê? Đối với họ chỉ có công nhân là quan trọng, còn dân quê bị liệt vào hàng có tội với nhân dân vì đã sản xuất lúa gạo cung ứng cho giặc, cho tư bản. Muốn được nhìn nhận, người nông dân phải vào hợp tác xã do nhà cầm quyền làm chủ.
Cũng vậy, lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước khác nhau. Một người mang lòng yêu nước thì lúc nào cũng bận tâm đến đất nước, mong làm sao cho đất nước tiến lên trên đủ mọi mặt. Nhưng trong chủ nghĩa yêu nước mà Cộng Sản đề ra là đã có sự khát máu, giết người. Dân tộc Việt Nam vốn mang truyền thống hiếu hòa, nhưng khi có ngoại xâm lại cũng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương. Tuy nhiên, qua lối phân tích của Cộng Sản, người Việt Nam bao giờ cũng hiếu chiến (chống Tàu, chống Pháp, chống Mỹ, thậm chí chống luôn tất cả những ai cùng màu da huyết thống, nếu không là Cộng Sản thì phải là Ngụy!) Kiểu nói của Cộng Sản là kiểu nói khích động quần chúng, khai thác triệt để long hiếu chiến của quần chúng. Phong trào quần chúng cũng bị Cộng Sản giải thích sai. Trong quần chúng, có những nhóm ô hợp, nhưng cũng có những nhóm nổi lên vì chính nghĩa. Tất cả những việc lao động của dân đều mang tính chất góp phần vào lực lượng sản xuất chung; thì tinh thần này lại bị Cộng Sản cho là phục vụ kẻ bóc lột.
Phạm Duy không hiểu những điều ấy, không am tường ý nghĩa các danh từ mà Cộng Sản đã đề ra. Ông cứ ngỡ Cộng Sản nghĩ về Dân Tộc hay Lòng Yêu Nước cũng giống như những người Việt thuần túy đã nghĩ. Ông không biết rằng Cộng Sản chỉ muốn đánh lừa người dân Miền Nam ốnhất là người Việt hải ngoại- bằng các hình ảnh rất dân tộc, mà thật thì chỉ là muốn tiêu diệt người Quốc Gia. Vì vậy, ông bị lầm và bị lợi dụng một cách vô tình hay hữu ý. Ông đưa ra trong âm nhạc của ông những hình ảnh như Truyện Kiều, Mẹ Việt Nam, người dân quê..v.v.. Ông kêu gọi mọi người ngồi lại với nhau (Việt Nam Việt Nam, Bầy Chim Bỏ Xứ) [Cũng có thể ông Phạm Duy tự cho mình là thiên tài nên có quyền vượt lên trên tất cả mọi chính kiến. Nhưng ông quên một điều, dẫu có là thiên tài thật chăng nữa, ông vẫn là một con người có xứ sở, quốc gia, chứ không thể giống như con khỉ đột Tôn Ngộ Không từ đất từ núi mà nẩy sinh ra trong đời!]
Ở dây, tôi đồng ý rằng đến một lúc nào trên cái nhìn chung về dân tộc, vấn đề hợp lưu cần được nêu lên. Nhưng hợp lưu có nghĩa là NGồI LạI VớI NHAU MộT CÁCH NGANG HÀNG chứ không là van xin quỵ lụy một chiều. Phạm Duy đã viết ra những lời nhạc không bằng lòng yêu nước hay bằng tinh thần người Việt Quốc Gia chân chính, mà là bằng lối suy nghĩ của Cộng Sản hay của một thế lực ngoại bang. Quần chúng bị ông lôi cuốn vào sự suy nghĩ sai lầm riêng nên cũng suy nghĩ theo lối suy nghĩ của Cộng Sản ốhay ngoại bang- hồi nào không biết.
VI.
Thực hơn hết, theo tôi, Phạm Duy chỉ là một người "chống chống Cộng" đúng đường lối của Mỹ. Trước kia, Mỹ là quốc gia chống Cộng hàng đầu thế giới, nhưng bây giờ, chính sách ngoại giao của Mỹ đã thay đổi. Những người Việt Nam làm việc và ăn lương Mỹ cũng phải thay đổi luôn! Có nên nghi ngờ rằng Phạm Duy cũng là một trong những người của số Việt Nam này?
Mới đây, tôi được nghe ông Lê Hữu Mục kể: "Phạm Duy có nhắn lời với một người bạn ở bên Tây của bác và cũng với chú Lê Ngọc Linh, em trai bác, rằng sẽ kiện bác ra tòa và sẽ bảo đàn em tìm bác mà đập cho một trận!"
Đây cũng là một điều làm tôi phải suy nghĩ. Tự hỏi, Phạm Duy, một nhạc sĩ nổi tiếng và đã lớn tuổi, sao lại tỏ ra côn đồ thô bạo như thế, hết đe đánh Văn Thanh vì một bài viết, tới đòi đập ông Lê Hữu Mục vì những lời tố cáo. Tư cách văn nhân nghệ sĩ của ông ở đâu? Quần chúng liệu có nhìn ra không? Hay là, ông dựa vào một thế lực nào ghê gớm mới có thể phô bày sự hống hách ngay chính trên một đất nước rất tôn trọng nhân quyền và luật pháp như xứ Hoa Kỳ?
Đọc lịch sử Việt Nam thời thực dân, thấy có ba nhân vật ra hợp tác với Tây là Tôn Thọ Tường, Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Trường Tộ. Mỗi người đều có thái độ và ý nghĩ khác nhau trong hành động của mình. Nguyễn Trường Tộ chỉ trong mấy tháng ra làm việc mà về sau cứ hối hận mãi theo điều ấy. Ông chuộc lỗi với dân tộc bằng cách cố lòng tranh đấu cho Việt Nam, viết 150 bản điều trần dâng lên vua Tự Đức với ước nguyện mong thay đổi khá hơn cho đất nước. Trương Vĩnh Ký hợp tác với Tây hoàn toàn trên phương diện văn hóa, cũng mang lòng hối hận khôn nguôi. Riêng Tôn Thọ Tường chẳng những đã vênh váo vì cơm no áo ấm trong khi đồng bào rất đói khổ, lại còn hết lòng hết dạ ca tụng sức mạnh văn minh của bọn thực dân.
Tôi tự hỏi, không biết ông Phạm Duy thuộc hàng nào trong số ba con người lịch sử hợp tác với ngoại bang, ở trên tôi vừa kể?
Trần thị Bông Giấy
San Jose, Sept. 11/1997
(trích Một Truyện Dài Không Có Tên, tập hai)
(1) Viết theo bài "Phác Thảo Chân Dung Tôi" của Trịnh Công Sơn, in trong cuốn Nhạc Và Đời, NXB Tổng Hợp Hậu Giang, 1989).
- Từ khóa :
- Truyện
Gửi ý kiến của bạn