Nguyên Sa

10/11/20061:19 SA(Xem: 2931)
Nguyên Sa
Cuối năm 1993, Nguyên Sa bất ngờ đến thăm tôi. Dạo đó ông đang chuâ?n bị cho loạt bài viết về nền điên toán của Hoa Kỳ năm 1994. Ông khê nê ôm đến cho tôi môt chồng sách.
- Thầy khỏe?
Ông gât đầu :
- Thầy vẫn khỏe, con.
Vẫn những câu nói ngắn, gọn của Nguyên Sa. Ông ngồi xuống cái ghế trước bàn làm viêc của tôi. Đặt những quyê?n sách lên bàn. Cười. Vẫn cái cười hiền lành của người Thầy học cũ. Nhưng ông có vẻ gầy và yếu hơn trước, lúc tôi thường lên thăm ông ở căn nhà xinh xắn khu Irvine, lúc Ông chưa bị mô? ung thư cô? họng. Tình trạng sức khỏe của Nguyên Sa, thoáng chốc, bỗng làm tôi bùi ngùi. Thời gian quả trôi nhanh hơn người ta tưởng. Thoắt đó mà đã mấy năm. Tôi đứng cạnh bàn, nhìn Thầy tôi ghi chép những con số và nghe ông bàn về vấn đề thị trường điên toán môt cách rất nhà nghề. Giọng ông vẫn khỏe, đầu óc vẫn nhanh lẹ. Đám mây xám chưa kịp tụ đã nhanh chóng bị những làn gió tươi mát thô?i tan đi. Nguyên Sa đó. Cách nhìn vấn đề, cách nói chuyên của Ông luôn lạc quan và khi chuyên trò với người khác,người ta thường hay bị lây cái cảm giác lạc quan ấy của Ông. Ông môt con người bình dị, chân thât. Mãi sau nầy, theo học Ông môt thời gian dài, tôi thấy điều đó càng rõ nét hơn. Thuở đó, lũ con gái mới lớn chúng tôi bỗng nhiên có thêm môt thần tượng mới: Nguyên Sa. Những bài thơ dễ thương của ông là những bông hoa tươi thắm làm chúng tôi quên bẵng đi Nguyễn Bính, Huy Cân, Xuân Diêu... mà chúng tôi vốn thích. Với chúng tôi thuở đó, thơ Nguyên Sa mượt mà nhưng giản dị. Kiêu sa mà vẫn gần gũi."Trang sức bằng nụ cười phì nhiêu. Nhâ?y bằng chân chim trên dòng suối cạn. Ấy là em trên đường đi buô?i sáng. Trăng ở trên môi và gió ở trong hồn." Bằng những vần thơ trong sáng, mượt mà, thơ Nguyên Sa đã tô thắm môt thời thiếu nữ của chúng tôi thêm rực rỡ hơn.

Nguyên Sa ăn mặc giản dị, áo trắng ngắn tay bỏ ngoài quần, đầu đôi nón lưỡi trai. Tôi chưa bao giờ thấy Ông mặc áo mầu khác trong thời gian theo học. Ông cũng giản dị ngay trong cách giảng bài Ông nói năng châm rãi, khúc chiết. Những bài Tâm Lý, Đạo Đức tưởng chừng khô khan nhưng với Nguyên Sa thì những thí dụ, những ví von cụ thê? làm cho lớp học vui vẻ và trở nên thích thú hơn. Nguyên Sa thương học trò, lo cho học trò nhưng không đê? lô. Ông có bề ngoài lạnh lùng nhưng trong lòng lại rất tình cảm. Nhớ môt hôm trong giờ Triết của Nguyên Sa, cô bạn Thục ngồi cạnh tôi bỗng kêu đau bụng quá rồi gục xuống bàn. Nguyên Sa trên bục gỗ vẫn thản nhiên giảng bài. Môt lúc Ông đến bảo tôi đưa Thục xuống phòng nằm nghỉ và cho uống thuốc. Tôi đưa Thục xuống phòng bịnh. Môt hồi lâu vừa dọa dẫm, vừa dụ dỗ mãi Thục mới chịu "khai thiêt" là nó có bịnh hoạn gì đâu, chẳng qua là vì sáng nay, trước giờ đi học, nó có chuyên cãi nhau với mấy bà chị ở nhà, bị mấy bà chị dùng quyền lớn hiếp nhỏ cho nên ức quá, định uống vài viên thuốc đê? "hù". Nào ngờ, ở nhà thì không sao mà đến khi vô lớp mới bị thuốc hành. Môt lúc sau Nguyên Sa xuống thăm. Ông không vào mà chỉ đứng ở cửa, nhìn. Biết tình trạng không có gì, Ông se se cây thước kẽ trong tay, cười, hỏi trống "Sao? nó chết chưa?" rồi bỏ đi. Thục đang nằm lim dim bỗng ngồi phắt dây, giẫy nâ?y "Sao Thầy không hỏi tao hết chưa mà lại hỏi là tao chết chưa? Chắc là ai cũng mong cho tao chết lắm đó!"

Nguyên Sa là thế, không có chuyên gì đối với Ông là quan trọng. Cũng chưa lúc nào tôi thấy Ông lô vẻ bi quan. Tôi đã học được của Ông cách nhìn đời bằng lăng kính màu hồng, lăng kính thơ. Với Nguyên Sa, tôi nghĩ , cuôc đời cũng thât giản dị. Đó là cách sống mà có lần Ông nói với tôi. Giản dị, và khiêm tốn. Không bao giờ Nguyên Sa mang thơ vào lớp học. Nhưng ngoài giờ, Ông giảng thơ cho học trò môt cách say sưa. Nguyên Sa yêu lục bát. Và lục bát không ngừng quyến rũ Ông. Bởi thế, thơ lục bát của Nguyên Sa kiêu sa và rực rỡ như môt bà hoàng.Những bài thơ của trí tuê và cảm xúc .Tôi nhớ, Chiếc cầu thang hẹp dẫn lên lớp học có vuông cửa sô? nhìn xuống mặt đường Phan Thanh Giản, ở đó, những giờ ra chơi, chúng tôi đã đọc thơ Nguyên Sa, Từ Kế Tường, Nguyễn Đình Toàn... Cái tuô?i, nói theo Huy Cân là cái tuô?i "bỗng nhiên mà họ lớn" của chúng tôi tâp tành bước vào thế giới văn học bằng những bài luân triết của Nguyên Sa, của Văn, của Bách Khoa, của Tuô?i Ngọc...Tác giả "Áo lụa Hà Đông" đã mở cánh cửa cho chúng tôi nhìn ra cánh đồng văn chương bát ngát. Ở đó, chữ nghĩa đã nhấc chúng tôi bay bô?ng vào khung trời mênh mông, vô tân.

Đầu năm 1983, lúc mới đến Mỹ khoảng môt tháng, tình cờ tôi đọc được tạp chí Đời do Nguyên Sa chủ trương, tôi viết cho Ông bức thư. Hai ngày sau, Nguyên Sa gọi điên thoại cho tôi. Giọng Ông ân cần,vui vẻ. Vẫn là giọng của người Thầy và phấn trắng. Ông hỏi thăm tôi nhiều chuyên, chỉ dẫn cho tôi rất nhiều điều. Chính Nguyên Sa là người đầu tiên khuyến khích tôi viết ở những ngày tôi mới chân ướt chân ráo đặt chân lên đất nước nầy. Tôi viết những bài tùy bút đầu tiên cho báo Đời. Hồi đó Ông còn làm băng nhạc. Lần nào gặp Nguyên Sa cũng có báo, có băng và tiền nhuân bút. Có lần Nguyên Sa ngỏ ý muốn tôi coi sóc tạp chí Đời cho Ông, Ông than phiền nhiều đại lý ở xa nhân báo hoài mà không chịu trả tiền. Ông chưa tìm được người hoàn toàn tin tưởng đê? giao cho mọi viêc. Rất tiếc tôi đã rất khô? sở đê? không làm được điều Nguyên Sa mong muốn vì lúc đó tôi vừa phải trở lại trường, vừa đi làm và vừa trông coi hai cháu nhỏ. Tôi sợ không đủ sức chu toàn công viêc mà Ông giao cho.

Bẵng đi môt thời gian với nhịp sống nhanh như đôi hia bảy dặm, cuối năm 88, tôi nghe môt người bạn văn cho biết Nguyên Sa vừa trải qua môt cuôc giải phẫu ung thư cô?. Tôi vôi vàng gọi phone cho Nguyên Sa. Giọng Ông bên kia đầu giây nghe vẫn thản nhiên, tuy có hơi mêt nhọc. Ông nói "Thầy không sao cả!" và còn chỉ tôi cách tự tìm những hạch trên cô? trước khi nó lớn nữa. Tôi cầm ống nghe, không biết nói gì. Thay vì gọi đê? hỏi thăm sức khỏe Thầy. Nguyên Sa lại là người lên tiếng trấn an tôi. Ông nói Ông không ngồi được lâu, viết bài cũng phải ngồi tựa lưng vào gối đê? viết cho nên phải ngưng viêc làm báo lại môt thời gian. Nhưng Ông ngưng không lâu, sau đó tôi lại thấy Dân Chúng xuất hiên dưới hình thức khô? tạp chí và tôi còn nghe nói Ông có môt nhà in nhỏ đê? chuyên in sách của mình.

Nguyên Sa là môt người năng đông và có tình với mọi người. Hồi xưa, có lần Ông cho cả trường nghỉ đê? đi đưa đám Cụ Nguyễn xuân Chữ. Trên báo Dân Chúng, tôi thích đọc Sô? Tay của Nguyên Sa. Ở đó Ông viết nhiều chuyên, nhắc đến nhiều người, đề câp đến nhiều vấn đề. Ngay cả tin tức, Ông cũng đọc và viết lại với lối viết của Ông chứ không dịch, làm cho bản tin dễ đọc hơn và mạch lạc hơn. Ông làm báo vì vui, thích hơn là vì nhu cầu "Bây giờ Thầy già rồi, không có nhu cầu gì cả nhưng không làm báo thì buồn lắm". Đó là lúc tôi hỏi sao Thầy không nghỉ ngơi cho khỏe? Ông chẳng những không nghỉ, mà còn in thêm Thơ Nguyên Sa tâp ba. Nguyên Sa nặng lòng với văn chương chữ nghĩa như Ông đã nặng lòng với trường lớp, với học trò. Nhiều lúc vui, Ông gọi, và đọc cho tôi nghe môt bài thơ mới của Ông. Giảng cho tôi nghe về những phối hợp giữa cảm xúc và kỹ thuât Ông dùng trong những bài thơ. Nguyên Sa có vẻ thích những bài lục bát sau nầy. Riêng tôi, thời gian nào, thơ Nguyên Sa cũng đều quyến rủ tôi cả.

Mới đó vây mà đã hơn hai thâp niên. Nguyên Sa trên bục gỗ và Nguyên Sa bây giờ vẫn vây. Chẳng có gì thay đô?i. Vẫn làm viêc cặm cụi. Vẫn hết lòng tân tụy. Vẫn lo lắng, thương yêu đám học trò như xưa, tuy chúng đã lớn. Tấm lòng Ông bao la.. Chúng tôi bước xuống cuôc đời bằng lòng thương yêu của gia đình và bằng sự dạy dỗ của Thầy Cô. Cây thước kẽ nhịp nhịp trên tay, cái bảng xanh, viên phấn trắng, và những lời giảng đã đưa bao người tự tin bước xuống cuôc đời đê? thành người hữu dụng?


- Thôi, Thầy về
Nguyên Sa buông cây viết và thu xếp đồ đạc. Nhớ tới lần mô? năm xưa, tôi nhìn Ông, ái ngại :
- Thầy có cần nghỉ môt chút? lái xe cũng xa.
Ông lắc đầu rồi đứng lên :
- Không sao, từ đây về Irvine chừng hai mươi phút thôi à, Thầy lái được.
Tôi đi theo Nguyên Sa ra xe. Ngồi vào tay lái, Ông còn mở kiếng xe xuống, dặn :
- Hôm nào rảnh, Vợ Chồng dắt mấy đứa nhỏ lên ăn cơm với Thầy.
- Dạ, Thầy lái câ?n thân.
Ông mỉm cười
- Không sao, Con đừng lo.
Tôi đứng nhìn theo chiếc xe từ từ lăn bánh cho đến khi bóng nó mất hút ở cuối đường. Nguyên Sa, người Thầy học đã dạy tôi những điều tốt đẹp trong sách vở. Người Thầy học đã giảng cho tôi những gương xử thế ở ngoài đời. Tôi biết ơn Ông. Chợt dưng; tôi nhớ, đâu đó, ở trong môt bài thơ của Nguyên Sa "Cuôc đời dẫu có phù vân. Ở trong mây nô?i có phần thiên thu"

Trịnh Gia Mỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn