Bích Huyền

26/06/201212:12 SA(Xem: 1206)
Bích Huyền
Tiểu sử

BichHuyen
Tên thật Phạm Nga.
Sinh ngày 20 tháng 9-1942 tại Duyên Hà Thái Bình.
Vào Nam năm 1954.
Cựu học sinh Trưng Vương, SàiGòn.
Khởi viết lai rai trên báo Ngôn Luận tại Sài Gòn năm 1961.
Giáo chức.
Quả phụ cố Trung tá Nguyễn Quang Hưng, tham mưu trưởng trường đại học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt (mất năm 1979 tại trại 'cải tạo' Vĩnh Phú.).  Là chị ruột của nhạc sĩ Phạm Anh Dũng.
Đến Hoa Kỳ theo chương trình H.O.
Hiện định cư tại cùng gia đình con gái Nguyễn Quang Diễm Uyển, tại thành phố Irvine California Hoa Kỳ.


Có bài trên Người Việt tại Cali, Sài Gòn Nhỏ...
Hiện làm việc tại đài Radio Bolsa, đặc phái viên của đài VOA tại miền Nam California, phụ trách chương trình thơ nhạc mỗi thứ sáu hàng tuần.

Tác phẩm đã xuất bản:

Lối Cũ Chẳng Sao Quên (tùy bút, tự truyện, song ngữ Việt Anh, xb năm 2000 bản Anh ngữ do Luật sư Trần thị Diễm Quỳnh dịch)

Phỏng vấn, các bài viết về nhân vật

GIỚI THIỆU LỐI CŨ CHẲNG SAO QUÊN

Nguyễn Ngọc Ngạn




Cách đây khoảng hai năm, giưã lúc cuộc tranh luận về “văn chương phản kháng trong nước” đang diễn ra ở cường độ khá cao, tôi đọc được một bài nhận định ký tên Bích Huyền đăng trên báo Người Việt tại Cali. Tòa soạn giới thiệu tác giả là một nhà giáo vừa từ Việt Nam sang Hoa Kỳ định cư, nghĩa là một chứng nhân mới mẻ nhất, phát biểu đôi cảm nghĩ của mình sát với thực tế quốc nội, có giá trị thời sự hơn là những người đã sống quá lâu bên ngoài đất nước –trong đó có tôi- cái nhìn và lý luận đôi khi bị thiên lệch hoặc hời hợt.
Rồi sau đó, thỉnh thoảng tôi cũng vẫn đọc Bích Huyền trên Sàigon Nhỏ chẳng hạn, dưới dạng tuỳ bút hay tạp ghi. Tôi để ý ngay lối văn nhẹ và rõ, cảm xúc nhiều nhưng không cường điệu, chi tiết chọn lưạ chừng mực. Rõ ràng là một ngòi bút đã quen tay, đã có thời gian sống nhiều với chữ nghĩa.
Tháng Ba năm nay, 1993, tôi có việc sang Cali, lang thang vài ngày ở quận Cam, cái nôi sầm uất nhất của người Việt tị nạn. Buổi sáng thứ bảy cùng nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đến đón anh Duy Trác đi tìm cà phê, tình cờ gặp Bích Huyền, lần đầu tiên.
Giữa người cầm bút với nhau, chưa tiếp xúc bao giờ mà vẫn thấy quen. Chị trao cho tôi tập bản thảo, nói đùa “lên máy bay đọc cho dễ ngủ!”
Mấý trăm trang chữ in, từng đoản thiên mang những tiểu tựa khác nhau, phác họa nhiều khía cạnh phức tạp của đời sống, nhưng đọc hết, xếp lại thành cả một hành trình ba thập niên của tác giả, khởi đầu từ thuở ấu thơ tại huyện Duyên Hà, Thái Bình, cho đến hôm nay lạc bước nơi quê người.
Viết về nỗi niềm hoài vọng là một đề tài lớn của văn chương hải ngoại. Một cách nào đó, có thể? nói, nó là một trong những nét đặc trưng trong văn học lưu vong. Trên kệ sách thư viện, giữa hàng hàng lớp lớp những tác phẩm ra đời sau năm 1975, phần hồi ký, tự truyện và tuỳ bút chiếm một số lượng đáng kể. Bích Huyền nằm trong thư mục ấy.
Nhưng, cái khác, cái quý ở Bích Huyền là tuy cũng nặng lòng nao nức với kỷ niệm, tuy cũng phảng phất một thái độ trước thời thế, mà giọng văn rất điềm tĩnh, không gay gắt, không bi thảm hóa, cho dù cuộc đời của tác giả sau khúc quanh 1975 thật sự trùng điệp với những nổi trôi.
Đi với tác giả một chặng đường hun hút ba mươi năm, từ thuở tuổi hoa vào đời cho đến hôm nay trên mảnh đất tạm dung, có lúc tôi gặp lại được cái đầm ấm của dĩ vãng, bên tai chợt nghe văng vẳng tiếng cười học trò hồn nhiên. Tôi lại thấy chính mình qua từng bản thảo, nao nao nỗ~i bâng khuâng của những ngày mới lớn, ngồi cặm cụi bên đèn sách, chép thơ và tập làm thơ.
Hạnh phúc là những gì mà người ta chỉ nhận biết khi nó đã qua, đã mất. Và chính cái đã qua, đã mất ấy, hôm nay làm nên văn chương Bích Huyền.
Cô nữ sinh thuở ấy chỉ làm báo học trò, mà đã vượt ra khỏi khung viên nhà trường, có bài đăng trên nhật báo Ngôn Luận của Saìgon đầu thập niên 60. Tuỳ bút “Hoài Cảm” ghi ngày 20.7.61, không khác Bích Huyền ngày nay bao nhiêu. Có chăng chỉ là cách nhìn cuộc đời sâu sắc và lắng đọng hơn mà thôi.Nghĩa là, tuỳ bút Bích Huyền hôm nay, thật ra, chỉ là sự nối tiếp một ngòi bút dang dở từ ba thập niên trước. Bởi vì khi giã từ ghế nhà trường, cô sinh viên mơ mộng thuở nào, trở thành cô giáo và gắn bó đời mình với người trai thời chiến, chuyển đời qua nhiều địa danh, nhiều cảnh sống thăng trầm theo vận nước.
Rồì thoắt chố’c đến ngày tang chung 30 tháng Tư, mở đầù cho bao nhiêu chia lìa đầỳ ải. Người đàn bà nuôi con ở nhà và nuôi chồng ở trại cải tạo. Câu chuyện nghe thật quen, bởi ai cũng là người trong cuộc, gánh chung cái nhọc nhằn của cả một dân tộc lầm than. Nhưng ngòi bút Bích Huyền, chỉ qua vài nét phác thảo, đã khơi dậy được cả một trời xao xuyến trong lòng người đọc. Tác giả không đào bới nhiều chi tiết, không có cái chi li của một tập hôì ký, mà vẫn thành công trọn vẹn trong vai trò của một nhà văn làm chủ ngòi bút linh hoạt của mình.
Ở phần viết về các hoạt cảnh xã hội miền Nam sau 1975, câu chuyện “Tà Áo Dài, Nỗi Buồn Không Nguôi” làm tôi thích thú hơn cả.
Thật tình mà nói, từ lâu lắm rồi, sau khi đọc bài tuỳ bút “Tà Áo Dài” của Võ Phiến, chính tôi đã nhen nhúm trong đầù ý định sáng tác một chuyện ngắn về số phận chiếc áo dài sau ngày 30 tháng Tư. Lần lữa mãi chưa bắt đầu được thì ngẫu nhiên đọc được chính cái đề tài mà mình ấp ủ dưới ngòi bút thật sắc bén của tác giả.
Thật là sự trùng hợp kỳ thú tôi chưa gặp bao giờ. Với người miền Nam, chiếc áo dài rõ ràng là một biểu tượng của một nét đẹp dịu dàng đã có bên cạnh chúng ta ngày này qua ngày khác. Cho nên, khi không còn nó, chúng ta thấy ngẩn ngơ tiêc nuôí và coi đó là một mất mát thật sâu đậm.
Nhà văn Võ Phiến cho rằng “Áo dài có một đóng góp không nhỏ vào việc làm nồng nàn thêm tình cảm dân tộc.” Ấy thế mà khi miền Nam đổi chủ, áo dài bỗng bị nhìn một cách hằn học!
Bích Huyền kể lại buôỉ trở về trường sau khi bị chính quyền mới tiếp thu, lần đầu tiên cảm thấy sự rẻ rúng người ta dành cho chiếc áo dài! “Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, tà áo dài như biến mất trong thành phố…Những người bạn đồng nghiệp thân mến của tôi mới thoáng đây mà sao xa cách quá! Có người nhìn tôi bằng đôi mắt xa lạ, có người nhìn bằng ánh mắt xót xa, rồi vội quay đi. Tôi nhìn xuống tà áo dài lạc lõng. Giữa những cán bộ cách mạng ngồi để chân lên ghế, giữa những đồng nghiệp quần áo cố làm ra vẻ lôi thôi, lếch thếch, tôi cảm thấy lúng túng. Cầm tờ giấy chứng nhận đã trình diện, tôi vội đi như chạy ra đường. Tà áo dài vướng víu đôi chân. Không biết số phận mình ra sao? Có còn được đi dạy nữa hay không? Hay cũng như chiếc áo dài này, người ta sẽ bỏ đi? “
Nếu câu chuyện dừng lại ở đây, chắc chỉ tạo cho người đọc nỗi xót xa như đánh mất cái gì thân thiết và quý giá đã gắn bó rất lâu với đời sống. Nhưng câu chuyện chưa chấm dứt, bởi tác giả muốn dẫn chúng ta đi xa hơn và gửi người đọc cái thông điệp chua chát hơn. Vì mười năm sau, khi nhà nước hô hào chính sách đôỉ mới –mà dĩ nhiên chỉ là đổi mới về hình thức, còn cốt lõi mọi vấn đề thì vẫn nguyên vẹn. Chiếc áo dài vô tội của miền Nam từng bị kết án là biêủ hiện cho thoái hóa , tư sản, lười lao động, nay bỗng dưng được kéo trở lại, thậm chí các trường học, các cơ quan phát động thi đua mặc áo dài!
Bà Hiệu Trưởng nói với cô giáo Bích Huyền: “Em nên động viên các chị em mặc áo dài đi dạy nhé! Mình thua các trường Quận 3 rồi đấy!” Và đó mới là kết thúc của một câu chuyện tuy đơn giản nhưngcay đắng, cho tôi thấy rõ cái tinh tế của ngòi bút Bích Huyền, nắm chắc được các điểm mấu chốt, dù rất nhỏ nhặt, trong hàng loạt bi hài kịch của chủ nghĩa xã hội cuôí mùa Việt Nam hôm nay.
Viết mấy dòng cảm nghĩ sau khi đọc xong bản thảo của Bích Huyền, tôi nghĩ mình chỉ nên làm một công việc của người mở cánh cửa một vườn hoa văn nghệ để mời công chúng bước vào thưởng lãm.
Trong niềm vui có thêm được một người bạn văn mới, tôi xin hân hạnh giới thiệu tập bút ký giá trị của tác giả đến với bạn đọc bốn phương.

Canada, tháng Tư 1993

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn