Curie, Marie

25/06/20127:47 CH(Xem: 1502)
Curie, Marie
Tiểu sử

MARIE CURIE (Varsovie 1867- Sallanches 1934)

Huyền Trân

Bà là người đầu tiên dùng chữ radioactivité (tính phóng xạ) vì theo hiện tượng của nó.

Bà là người Âu châu đầu tiên đậu bằng Tiến sĩ Khoa học.

Bà là người đầu tiên được giải thưởng Nobel về Vật lý (1903). Cùng lãnh giải thưởng là Pierre, chồng bà và Henri Becquerel vì đã tìm ra chất phóng xạ.

Bà là người đàn bà đầu tên nhậm chức Giáo sư Đại học là trưởng phòng thí nghiệm Đại học Sorbonne ở Paris
(1906).

Bà là người đầu tiên được 2 giải thưởng Nobel. Năm 1911 bà được giải thưởng Nobel về Hóa học do sự khám phá ra cách cô lập chất Radium tinh chất và những hợp chất của nó.

Bà là người Mẹ của người được giải thưởng Nobel đầu tiên. Con gái lớn của Bà Irère Joliot-Curie cũng được giải thưởng Nobel về Hóa học năm 1935.

Bà là người phụ nữ đầu tiên được yên nghỉ trong Điện PANTHEON ở Paris bên cạnh nhà văn Victor Hugo, nhờ công lao của Bà.

Chất Radium của bà đã tìm ra là chất trị liệu ung thư (cancer) đã cứu biết bao nhiêu người.

Huyền Trân



Marie Curie với con gái Irene Joliot Curie

Marya Sklodowska - Marie Curie
Tác giả tienmacdoa
Gởi: Sat Oct 23, 2004 3:41 pm

Trong bảng Hóa học tuần hòan chúng ta thấy được 2 chử "ra" (Radium).
Ai đã tìm ra chất hóa học này?
đó là thành quả của bà Marie Curie (1867-1934)

Ngày 7 tháng 11 năm 1867 Marya Sklodowska sanh ra tại Warschau thủ đô cũa Ba Lan (Poland). Cha cô là một thầy giáo dạy Tóan và Vật lý.

1883 (16 tuổi) cô đậu Tú tài với điểm tối ưu.
Vì đầu tư sai gia đình cô mất sạch hết tài sản.

1883-1891 Sklodowska nhận dạy kèm học sinh để kiếm chút đỉnh tiền phụ giúp gia đình và giúp tiền cho người chị cũa cô đang học Y khoa tại Paris.

1891 Sklodowska theo chị sang Pháp, chị cô bây giờ giúp tiền cho cô đi học.
Từ 1891 cô học ngành Tóan và Vật lý tại trường đại học nổi tiếng Sorbonne / Paris.

1893/94 (26 tuổi) cô đọat giải nhất trong kỳ thi ra trường về Vật lý, trong môn Tóan cô đọat giải nhì. Sau đó cô làm luận án tiến sỉ dưới sự hướng dẫn đỡ đầu cũa giáo sư Antoine Henri Becquerel (1852-1908 tên ông được đặt làm thước đo độ phóng xạ - radioactive substance)
25 tháng 7 cô làm đám cưới với nhà Vật lý học Pierre Curie (1859-1906).
Bà làm việc cùng chồng trong phòng thí nghiệm thật nghèo nàn, thiếu thốn mọi thứ.

1897 bà sanh đứa con gái Irene, cô con gái này vào năm 1935 đọat được giải Nobel về Hóa Học cùng với chồng cô Frederic Joliot-Curie (1900-1958)

1898 Marie Curie khám phá ra chất phóng xạ Thorium.

1900 bà dạy Vật lý tại trường nữ sinh Ecole Normale Superieure tại Sevres.

Tháng 12 1903 bà được giải Nobel về Vật lý.

1904 bà sanh cô con gái thứ nhì tên Eve. Cùng lúc này bà phát hành cuốn luận án "Nghiên cứu về những chất phóng xạ"

19 tháng 4 1906 chồng bà chết vì bị xe cán.
từ 13 tháng 5 bà dạy thay chồng tại trường đại học tại Paris, do đó bà là người đàn bà đầu tiên được dạy tại đại học Sorbonne.

1908 bà chính thức được công nhận là giáo sư đại học Sorbonne.

Tháng 12 1911 bà được giải Nobel về Hóa học vì đã tìm ra một chất hóa học mới, đó là Radium.

1914-1918 trong những năm xảy ra đệ nhứt thế chiến, bà xây cùng với con gái Irene máy x-ray lưu động và chính bà đã xữ dụng máy này ơ quân y viện ngòai chiến trường để khám thương binh.

1918-1927 Điều hành cùng con gái viện nghiên cứu về Phóng xạ Vật lý học (nuclear physic)

1921 bà sang thăm viến Mỹ cùng 2 người con gái. Tổng thống Mỹ lúc đó là Warren G. Harding (1865-1923) đã trao tặng bà một gramm Radium với ý nghĩa nhìn nhận sự nghiệp khoa học cũa bà (gramm Radium này được mua bỡi tiền quyên cũa những người Phụ nữ Mỹ).

từ 1922 bà là hội viên cũa Y khoa Academy, bà luôn tìm những hỗ trợ cũa Hóa học đặc biệt là những chất phóng xạ ứng dụng vào ngành y.

4 tháng 7 1934 bà mất tại Sancellemoz (Savoyen) vì bịnh ung thư máu, bịnh này phát sinh vì bà đã đụng chạm nhiều với chất phóng xạ với độ mạnh cao.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn